Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi Trung Quốc tăng cường “đàn áp” tiền điện tử

08:23 | 23/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo một báo cáo địa phương, nhiều mỏ khai thác Bitcoin ở Tứ Xuyên Trung Quốc đã bị đóng cửa vào Chủ nhật, sau khi các nhà chức trách tỉnh này ra lệnh ngừng khai thác tiền điện tử.

Bitcoin  đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần qua vào thứ Hai, các báo cáo chỉ ra rằng Trung Quốc đã tăng cường “đàn áp” việc  khai thác tiền điện tử. Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất là 31.760 USD vào sáng thứ Hai, 21/06/2021. 

Bitcoin đang được giao dịch quanh mức  32.000 USD, tức giảm 8% trong ngày 22/06/2021. Các đối thủ nhỏ hơn như Ether và XRP cũng lao dốc, lần lượt giảm 11% và 10%.

Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi Trung Quốc tăng cường “đàn áp”  tiền điện tử - ảnh 1

Bitcoin lao dốc khi Trung Quốc đàn áp việc khai thác tiền điện tử (theo dữ liệu từ Trading view)

Tờ Global Times thông tin, nhiều mỏ khai thác  Bitcoin ở Tứ Xuyên đã bị đóng cửa vào Chủ nhật sau khi chính quyền ở tỉnh Tây Nam Trung Quốc ra lệnh ngừng khai thác tiền điện tử. Ước tính công suất khai thác sẽ giảm hơn  90% khi Trung Quốc tiếp tục xiết chặt các hoạt động liên quan đến việc khai thác này.

Bloomberg và Reuters  cũng đồng loạt đưa tin về động thái này từ chính quyền tỉnh Tứ Xuyên. Hành động này là sự tiếp nối những sự việc đã diễn ra ở các khu vực Nội Mông và Vân Nam của Trung Quốc.

Bắc Kinh cho rằng việc ngừng khai thác tiền điện tử là do lo ngại việc tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực này đang quá lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống điện và môi trường tại một số địa phương của nước này.

Tại một diễn biến khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc  hôm thứ Hai cho biết  họ đã thúc giục Alipay, dịch vụ thanh toán do Ant Group, chi nhánh của Alibaba điều hành và một số ngân hàng lớn đàn áp giao dịch tiền điện tử. Trung Quốc đã cấm các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử.

Cuộc đàn áp của Trung Quốc dường như đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ băm của Bitcoin vốn đã giảm mạnh trong tháng trước, theo dữ liệu từ  Blockchain.com . Ước tính khoảng 65% hoạt động khai thác Bitcoin toàn cầu được thực hiện ở Trung Quốc.

Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi Trung Quốc tăng cường “đàn áp”  tiền điện tử - ảnh 2

Trại đào Bitcoin (Ảnh minh họa)

Mạng lưới của Bitcoin là phi tập trung, có nghĩa là nó không có bất kỳ trung tâm hoặc người trung gian nào để phê duyệt các giao dịch hoặc tạo ra các đồng tiền mới. Thay vào đó, blockchain được duy trì bởi những người được gọi là thợ mỏ, những người chạy đua để giải các phép toán phức tạp bằng cách sử dụng các máy tính được xây dựng có mục đích để xác thực các giao dịch. Ai chiến thắng cuộc đua đó sẽ được thưởng bằng Bitcoin.

Quá trình khai thác này tiêu tốn rất nhiều năng lượng này đã dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng về tác hại môi trường tiềm ẩn của Bitcoin, với tất cả mọi người từ CEO  Tesla Elon Musk  đến Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ  Janet Yellen đã  lên tiếng cảnh báo  trong thời gian gần đây.

Trung Quốc, nơi tập trung khai thác B itcoin nhiều nhất thế giới, chủ yếu dựa vào năng lượng than, khiến các nhà hoạch định chính sách nước này đứng trước những thách thức phi truyền thồng về môi trường. Tháng trước, một mỏ than ở khu vực Tân Cương đã bị ngập lụt và đóng cửa, lấy đi gần một phần tư tỷ lệ băm của Bitcoin ngoại tuyến.

Trong tám năm qua, Trung Quốc đã nhiều lần “tấn công” vào những hoạt động khai thác tiền điện tử tại nước này. Đã có ít nhất 3 lần thế giới phải nhắc đến những cuộc “đàn áp” trên quy mô lớn này, dường như động thái của Trung Quốc có tác động tức thì lên diễn biến giá của hàng loạt đồng tiền điện tử, điển hình là Bitcoin, đây được coi là động thái không mới của chính quyền Bắc Kinh, khi nhiều chuyên gia cho rằng, sự việc rồi đâu lại vào đấy sau  mỗi đợt truy quét.

Hiện tại các tổ chức trong ngành khai thác tiền điện tử của Trung Quốc đã khởi động các chương trình nhằm hướng tới một thị trường tiền điện tử “xanh” hơn, có thể kể đến như Hội đồng khai thác Bitcoin và Hiệp ước khí hậu tiền điện tử - trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon ra môi trường của những hoạt động khai thác này.

 Phúc Sơn