Cảng biển Việt Nam sẽ được Quy hoạch thành 5 nhóm

07:36 | 09/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ GTVT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2050.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển. Theo đó, tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam gồm tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển.

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau: Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển. 

Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; Nhóm số 2 gồm 6 cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Chiều 7/10, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phía Nghệ An, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị cùng với đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến năm 2030 mục tiêu phát triển cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; Nhóm số 2 gồm 6 cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nghệ An sẽ nằm trong nhóm cảng biển số 2 gồm 6 cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.  

Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An.

Nhóm cảng biển số 5 gồm: 12 cảng biển gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Cũng theo Bộ GTVT, hệ thống cảng biển sẽ được phân loại nhóm cảng biển theo quy mô, chức năng và hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng. Trong đó, hệ thống luồng hàng hải, các công trình đèn biển, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các công trình phụ trợ được quy hoạch...

Để đảm bảo quy hoạch, Bộ GTVT cũng đã đề ra giải pháp về cơ chế, chính sách; huy động vốn đầu tư và môi trường, khoa học và công nghệ. Theo đó, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương đẩy mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng sẽ tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên, nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế liên quan.

Cũng trong hội nghị lần này, sau khi công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Chính phủ các cơ chế, chính sách về lĩnh vực hàng hải nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, góp phần thúc đẩy phát triển vận tải biển, dịch vụ hàng hải. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý cảng biển phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư khai thác cảng biển, cụm cảng biển…

Cảng biển Nghệ An

Huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực. Đẩy mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh. Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển…

UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông hàng hải theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch. Rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch đã được phê duyệt.