Chủ tịch Vinafood1 Bùi Thị Thanh Tâm: Nữ tướng quyền lực của ngành lương thực - thực phẩm Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood1 - Bà Bùi Thị Thanh Tâm là ai?
Ngày 18/2/2020, các lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) đã được ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trao các quyết định bổ nhiệm.
Trong đó bao gồm bà Bùi Thị Thanh Tâm, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Tổng giám đốc Vinafood1 sẽ chính thức đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood1.
Chân dung Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood1 - Bà Bùi Thị Thanh Tâm là ai?
Cũng trong ngày hôm đó, ông Phạm Xuân Quế, Chủ tịch Hội đồng thành viên nay giữ chức thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Vinafood1 cho đến khi nghỉ hưu.
Vậy là cả hai Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam đều được điều hành bởi những những bóng hồng quyền lực và được thay mới trong quý 1 năm 2020.
Được biết bà Bùi Thị Thanh Tâm sinh ngày 03/09/1972. Địa chỉ cư trú hiện tại của bà ở Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước khi trở thành Chủ tịch HĐTV, bà Tâm đã có hơn 20 năm gắn bó với Tổng Công ty với các chức vụ quan trọng như là Ủy viên thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Phó Tổng Giám đốc, rồi Tổng giám đốc Vinafood1 kể từ ngày 1/3/2012 được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Hình ảnh ông Nguyễn Hoàng Anh trao quyết định cho ông Phạm Xuân Quế - Tổng giám đốc và bà Bùi Thị Thanh Tâm - Chủ tịch HĐTV.
Vinafood1 trong thời kỳ bà Bùi Thị Thanh Tâm lãnh đạo
Vinafood1 hiện có địa bàn hoạt động từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc với 24 công ty con. Năm 2019, tổng doanh thu đạt 109% so với kế hoạch với 17.084 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 365 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt 6.571 tỷ đồng.
Trong buổi lễ bổ nhiệm, Vinafood1 được Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh biểu dương nhờ các nỗ lực kinh doanh có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngày càng phát triển, khẳng định được vai trò, vị trí, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, tham gia bình ổn giá cả lương thực cho bà con nông dân.
Hình ảnh bà Bùi Thị Thanh Tâm thời còn làm Tổng Giám đốc Vinafood1.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo Vinafood1 cũng được yêu cầu thực hiện cổ phần hóa có hiệu quả, phát huy tốt vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, xây dựng đơn vị đoàn kết trên cơ sở các thành tích đã đạt được. Về kết quả kinh doanh, Vinafood 1 đạt 17.084 tỷ đồng doanh thu năm 2019, đạt 109% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 365 tỷ đồng, đạt 101%. Năm 2019, Vinafood 1 nộp ngân sách nhà nước đạt 326 tỷ đồng, đạt 102%.
Dưới bàn tay lãnh đạo của bà Bùi Thị Thanh Tâm và ông Phạm Xuân Quế, Vinafood1 được mong đợi sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế; tiếp tục duy trì các thị trường đã có; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần; xây dựng, bổ sung chiến lược sản xuất kinh doanh trong tình hình mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phân tích, dự báo thị trường.
Trong năm 2020, tổng doanh thu ước đạt 102% so với Kế hoạch khi đạt 16.331 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế ước đạt 332 tỷ đồng, đạt 103 % Kế hoạch; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 296 triệu USD, đạt 110,5% Kế hoạch; Nộp ngân sách Nhà nước đạt 326 tỷ đồng, đạt 102% Kế hoạch…
Trong đầu năm 2021, tuy gặp nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 và mặt bằng giá lúa gạo trên thị trường vẫn giữ ở mức cao nhưng Tổng công ty đã kịp thời chỉ đạo các chi nhánh, các đơn vị thành viên có kho tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tập trung thu mua lúa gạo nhằm đón lượng nguyên liệu chất lượng cao vụ đông-xuân.
Hình ảnh của vị “nữ tướng” đầy quyền năng của Vinafood1, bà Bùi Thị Thanh Tâm, chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐTV Vinafood1 vào ngày 18/2/2020 theo cách hoán đổi vị trí cho ông Phạm Xuân Quế.
Qua đó, đơn vị thu mua 2 tháng đầu năm đạt khoảng 180 ngàn tấn, vẫn cung cấp đủ gạo để giao cho các hợp đồng đã ký và một phần phục vụ tạm trữ. Tổng số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo toàn Tổng công ty đã ký đến hết tháng 2/2021 bằng 30,6 % kế hoạch năm, đạt 200 ngàn tấn.
Ước tính tổng sản lượng lương thực bán ra đạt 180,5 ngàn tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 56,8 triệu USD; tổng doanh thu, thu nhập 2.352 tỷ đồng, trong đó, riêng Công ty mẹ ước đạt 1.242 tỷ đồng.
Với vị thế đặc biệt, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) cùng với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) đã luôn là hai doanh nghiệp chiếm khoảng 40% thị phần ngành gạo trong nước trong nhiều năm nay.
Xem thêm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam là điểm tựa lương thực cho nhiều nước trong dịch COVID-19
Phương Thúy