Đỗ Minh Phú: Từ cán bộ nghiên cứu tới doanh nhân tài ba không ngừng viết chương mới của sự nghiệp

20:00 | 07/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông "hoàng" vàng bạc, đá quý, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Doji Đỗ Minh Phú là một trong những doanh nhân tài năng đã giúp gây dựng thương hiệu Việt phát triển vượt bậc, vươn tầm quốc tế.

Từ cán bộ nghiên cứu theo đuổi ngành khoa học máy tính

 
Tên tuổi của ông Đỗ Minh Phú từ lâu đã không còn xa lạ trên thị trường tài chính, kinh tế ở Việt Nam. Thế nhưng, không phải mấy ai cũng biết rằng gia tộc nhà ông đã có 3 đời làm kinh doanh, dù vậy không phải là "cha truyền con nối". Ông Phú từng khẳng định: "Gia đình chúng tôi có 3 đời làm kinh doanh nhưng không được thừa hưởng gì từ nghề cha truyền con nối. Tuy nhiên, cái mà chúng tôi được kế thừa từ cha ông mình chính là máu lao động. Ai trong gia đình chúng tôi cũng làm việc chăm chỉ, tận tâm tận lực; luôn khao khát làm ra sản phẩm có giá trị và nếu đã làm điều gì phải cố tìm ra cách làm tốt nhất".
 
Doanh nhân Đỗ Minh Phú Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là ai
 
Ngay từ khi còn nhỏ, ông Phú khi đó mới 5 tuổi nhưng đã rất năng nổ tham gia công việc của gia đình. Khi đó, bố của ông là cụ Đỗ Thế Sử vì thấy nhà gia cảnh khó khăn, đồng lương cán bộ không đủ nuôi 9 người con và người vợ đang mắc bệnh nặng nên đã xin nghỉ việc, mở hợp tác xã thủ công nghiệp chuyên đóng sổ sách, làm khóa, moay ơ cho xe cải tiến,... Lúc ấy, dù chỉ đảm nhiệm công việc nhỏ nhất là dính hồ dán vào lụa satanh để làm đế cài cho huân chương, ông Phú cũng hăng say làm phụ giúp gia đình.
 
Sau này, khi cụ Sử mày mò cách đúc mới để giúp sản phẩm bền bỉ hơn, ông Phú đã quyết định theo học hàm thụ khoa cơ khí vào buổi tối ở Đại học Bách khoa. Sau đó, ông theo học khoa Vô tuyến điện tử tại Đại học Bách khoa Hà Nội, và đã tốt nghiệp loại Xuất sắc vài năm sau đó. Sau khi tốt nghiệp, ông làm cán bộ nghiên cứu tại Viện khoa học Việt Nam, lại thêm việc nhanh nhẹn trong công việc nên được lãnh đạo cất cử làm Phó giám đốc. Đơn vị mới là Công ty thiết bị điện tử và quang học (Elopi) và là công ty đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam theo mô hình này.
 
Với khả năng chuyên môn cao và giỏi tiếng Anh, ông được Viện nghiên cứu cử làm Tổng giám đốc một công ty nước ngoài về đá quý, và sau đó là công ty liên doanh cùng lĩnh vực. Dù đã bước chân sang ngành kinh doanh, nhưng do vẫn là cán bộ tại Viện khoa học, ông Phú có cơ hội đi học bổng Nhật để làm luận án Tiến sĩ.
 
Thế nhưng, khi ông Phú về hỏi ý kiến bố mình, cụ Sử đã nói rằng: "Con làm Tiến sĩ cũng tốt nhưng bố thấy con có năng lực về kinh doanh. Nếu làm Tiến sĩ mà chưa chắc đã đóng góp được như làm kinh doanh thì không nhất thiết. Cơ hội để làm kinh doanh không phải lúc nào cũng đến". Đây chính là bước ngoặt khiến ông chính thức bước sang sự nghiệp kinh doanh đá quý, và sau này như ông mô tả lại là một cái duyên bởi "nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề".
 

Bước ngoặt kinh doanh và con đường trở thành ông "hoàng" đá quý

 
Vào những năm 1990, Việt Nam bỗng trở thành tâm điểm của giới đá quý toàn cầu khi tìm ra mỏ đá quý tại Lục Yên - Yên Bái, Quỳ Châu - Nghệ An với chất lượng không hề thua kém các sản phẩm trên thị trường. Khi ấy, một doanh nhân nước ngoài đã thành lập công ty liên doanh về đá quý ở Việt Nam, ông Phú được Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu – Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam đề cử tham gia và được giữ chức Tổng giám đốc công ty liên doanh đá quý VIGEMTECH.
 
Nhờ những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, ông đã tiếp nhận các bí quyết xử lý đá quý từ đối tác Thái Lan và cùng các đồng nghiệp nghĩ ra giải pháp mới để xử lý nhiệt với đá quý Việt Nam. Thành công với công nghệ đặc biệt này, ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Nghiên cứu Kỹ thuật đá quý của Viện Khoa học Việt Nam. Nhờ đó, các sản phẩm của công ty liên doanh đá quý nhanh chóng nổi danh trên thị trường thế giới. Thế nhưng khi ấy, ông Phú vẫn không khỏi trăn trở: "Nếu cứ như vậy thì làm thế nào để mình có thể tự làm điều mà mình mong muốn?"
 
Doanh nhân Đỗ Minh Phú Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là ai
 
Sau khi hỏi ý kiến của bố mình là cụ Đỗ Thế Sử, vào năm 1994, ông Phú quyết định từ bỏ việc du học Tiến sĩ, cũng như xin nghỉ công việc lương 300 USD/tháng ở công ty liên doanh để thành lập công ty của riêng mình. Khi ấy, ông đã thành lập Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD (viết tắt của Technology and Trading Development), là tiền thân của Tập đoàn DOJI lớn mạnh sau này.
 
Doanh nhân Đỗ Minh Phú Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là ai
 
Nhờ nắm giữ công nghệ xử lý đá quý và có sẵn kinh nghiệm trong lĩnh vực này, công ty TTD đã nhanh chóng phát triển. TTD thực sự phát triển, vươn mình lên tầm cao mới khi Việt Nam phát hiện ra đá Ruby sao với kích thước vô cùng lớn, có viên nặng tới hàng chục kg khi so với thị trường. Công ty TTD đã tiên phong đưa Ruby sao của Việt Nam ra thị trường thế giới, được định danh trên bản đồ đá quý với sản phẩm VSK (Vietnam Star Ruby) với chất lượng tuyệt hảo và khối lượng lớn.
 
Ông Đỗ Minh Phú kể lại: "Chúng tôi là công ty tiên phong đưa Ruby sao Việt Nam ra thị trường thế giới giúp TTD được mệnh danh là "Ông hoàng Ruby sao"... Hình Ruby sao cũng trở thành biểu tượng trên logo của Tập đoàn DOJI sau này". Và sau đó, ông Phú lại có thêm một nỗi trăn trở, với mong ước: "Muốn đem sản phẩm đá quý tới hàng triệu người chứ không chỉ bán cho một số thương nhân của thế giới".
 

Từng bước xây dựng công ty gia đình

 

Nhắc đến ông Phú, trong giới kinh doanh không mấy ai không biết tới 3 lần thâu tóm, sáp nhập đình đám. Ông Phú tâm niệm: "Khi làm kinh doanh, hãy chuẩn bị tâm thế bởi lúc nào cơ hội cũng có thể đến. Khi cơ hội tới phải biết nắm bắt nhưng không phải cơ hội nào cũng là của mình. Nó phải phù hợp với những gì mình đang có".
 
Đầu tiên, trong năm 2007-2008, ông quyết định thâu tóm một số công ty trong ngày để tái cấu trúc công ty, thành lập Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI với 6 công ty thành viên. Sau vụ thâu tóm, doanh thu của DOJI từ 60 tỷ đồng (vào năm 2006) đã tăng lên tới 30.000 tỷ đồng vào năm 2011. Sau đó, DOJI liên tiếp đứng trong top các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm liền.
 
Doanh nhân Đỗ Minh Phú Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là ai
 
Tới năm 2012, ông Đỗ Minh Phú quyết định hợp tác cùng người em áp út là ông Đỗ Anh Tú để thực hiện một vụ thâu tóm đình đám. Sau khi bán công ty Diana và thu về một khoản tiền lớn, ông và người em trai quyết định làm lại, thâu tóm ngân hàng Tiên Phong (Tiên Phong Bank - TPBank). Lúc ấy, không ít người đã nói đây là thương vụ đầu tư khó khăn, nhất là khi cả ông Phú và người em trai đều là... "tân binh". Hai anh em ngầm phân công vai trò trong công việc theo thế mạnh của từng ngày, với ông Phú thiên về các chiến lược phát triển, còn ông Tú sẽ là người vận hành cụ thể, đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược Marketing.
 
Doanh nhân Đỗ Minh Phú Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là ai
 
Ông Phú chia sẻ, quả thực trong 5 năm đầu tiên, có nhiều ngày ông phải trải qua căng thẳng cực độ, gần như không hôm nào ngủy trước 12h đêm. Từ một người khỏe mạnh, ông phải chịu phẫu thuật dạ dày và "nếm mùi" nằm bệnh viện tới gần 2 tuần. Dù vậy, đến năm 2019, TPBANK đã nằm trong Top 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, trở thành 1 trong 5 ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế Basel II với tổng tài sản lên tới khoảng 165.000 tỷ đồng, lợi nhuận gần 4.000 tỷ đồng.
 
Sau đó, ông tiếp tục thâu tóm Công ty Thế giới Kim Cương, ngay cả trong đại dịch COVID-19. Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường, ông Phú tỏ ra khá tự tin: "Tôi thấy vụ M&A này rất nhẹ nhàng vì DOJI đã có vị thế "cánh chim đầu đàn" trong ngành rồi. Kim cương cũng thuộc vào lĩnh vực lõi chúng tôi đang kinh doanh. Tôi có cảm giác mọi thứ rồi sẽ suôn sẻ thôi".
Với TPBank, hiện ông Đỗ Anh Tú – Thành viên HĐQT đang là người giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), cùng sánh vai với ông Phú đang là Chủ tịch HĐQT TPBank.
 
Còn ở Tập đoàn DOJI, hiện ông Phú đang giao chức vụ Phó Chủ tịch - Phó Tổng Giám đốc cho con gái Đỗ Vũ Phương Anh, con trai Đỗ Minh Đức được tin tưởng giao trọng trách điều hành Tập đoàn với chức vụ Phó Chủ tịch - Tổng giám đốc.
 
Về nguyên tắc điều hành, dù hiện tại là một công ty gia đình nhưng ông Phú cho hay cả gia đình đều tuân thủ nguyên tắc: "công ty gia đình nhưng không gia đình trị".
 
Ông Phú giải thích: "Tất cả mọi thành viên kể cả Chủ tịch HĐQT đều phải thực hiện theo quy định của công ty chứ không thể muốn làm gì cũng được vì cậy mình là chủ. Phải tuân thủ pháp quy, tôn trọng tổ chức. Nếu tôi, em trai hay con mình mà không làm gương thì chính chúng tôi sẽ phá vỡ công ty mà mình đã tâm huyết xây dựng nhiều năm".
 

3 chữ "Tự" truyền đời và cái tâm giữ "tín"

 
Hiện nay, dù đã gần 70, ông Tú vẫn chưa từng nghĩ tới việc nghỉ hưu. Ông cho rằng, chừng nào còn đủ sức khỏe, còn đóng góp được cho doanh nghiệp thì tôi vẫn sẽ làm. Theo ông Phú, tài sản lớn nhất mà ông cha để lại không phải là tiền bạc, vật chất mà là giá trị của lao động cùng 3 chữ "Tự" truyền đời: "Tự lực, Tự trọng và Tự tôn. Ngay từ khi còn bé, dù chỉ làm những việc nhỏ, cả ông và các anh chị em trong gia đình đã luôn cố gắng giúp bố. Dù có làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ dùng sức mình trước tiên, đừng trông chờ vào người khác.
 
Doanh nhân Đỗ Minh Phú Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là ai
 
Nói về "Tự trọng", ông Phú cho hay: "Phải hiểu được giá trị của bản thân nên phải làm gì cho xứng đáng với những cái đã có của ngày hôm qua, danh dự và uy tín của ngày hôm nay, rồi cho mai sau. Vì Tự trọng nên nhà họ Đỗ không làm điều xấu, không lừa dối, không làm đồ giả...". Về từ Tự tôn cuối cùng, ông Phú giải thích là phải hiểu rõ giá trị của mình, không chấp nhận thua kém, không chấp nhận mãi mãi giậm chân tại chỗ.
 
Sau cùng, ông khẳng định hành trang 3 chữ Tự sẽ tiếp tục được truyền đời, bởi nếu như không có "Tự lực, Tự trọng, Tự tôn", thì rất khó có thể có được chỗ đứng trong tập thể này. Bởi theo ông: "Thành công của ngày hôm nay không có nghĩa là thành công của ngày mai nếu bạn không cố gắng và phấn đấu".
 
 
 
Linh Chi (t/h)