Giá lương thực toàn cầu tăng cao vì nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng
Nhiều công ty năng lượng có kế hoạch tăng lượng nhiên liệu sinh học của họ vào năm 2030, chủ yếu bằng cách sử dụng các loại cây trồng như ngô, dầu đậu nành làm nguyên liệu chính.
Nhưng phương thức này sẽ dẫn đến lạm phát giá đối với một loạt hàng hóa và dầu thực vật. Bao gồm dầu cọ, dầu hạt cải và dầu đậu nành. Trong khi đó, giá ngô, dầu đồng và xăng kỳ hạn đều tăng gấp đôi so với 1 năm trước, còn gỗ xẻ thì tăng hơn 3 lần.
Nhu cầu tăng nhanh đối với nhiên liệu sinh học, do thế, đã là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn lạm phát hàng hóa đáng lo ngại.
Chi phí về thực về đã bị đẩy lên mức cao nhất trong 7 năm với một đợt bùng nổ giá cả đã gợi nhớ đến siêu chu kỳ hàng hóa do Trung Quốc dẫn đầu, đã đưa thế giới vào cuộc khủng hoảng lương thực hồi đầu thế kỷ này.
Nhu cầu với dầu thực vật tại Bắc Mỹ đang tăng nhanh tới mức khu vực này có nguy cơ đi từ thặng dư sang thiếu hụt nghiêm trọng trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ.
Nhiên liệu carbon thấp
Một lý do lớn khiến cho cầu về nhiên liệu sinh học tái tạo tăng vọt là Tiêu chuẩn Nhiên liệu Carbon thấp mà California đưa ra (LCFS). Tiêu chuẩn này được tạo ra để giảm cường độ carbon từ nhiên liệu giao thông tại California và cung cấp 1 loạt các giải pháp thay thế tái tạo carbon thấp.
Được đưa ra vào năm 2011, LCFS là một chương trình dựa trên thị trường tập trung đặc biệt vào việc giảm cường độ carbon của nhiên liệu được sử dụng trong bang và nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính trên toàn bang khoảng 20% vào năm 2030 và 80% vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu này, công ty Phillips 66 đang trong quá trình chuyển đổi nhà máy lọc dầu ở khu vực San Francisco thành một trong những nhà máy nhiên liệu tái tạo lớn nhất thế giới. Và, rõ ràng nó có tác động rất lớn đến giá hàng hóa thực phẩm.
Giá lương thực tăng cao do các chính sách giảm thải carbon và nhu cầu tăng nhanh với nhiên liệu sinh học. Ảnh: Dream Lands.
John Jansen, phó chủ tịch phụ trách đối tác chiến lược của Hiệp hội nông dân trồng đậu nành United Soybean Board cho biết: "Sự gia nhập của các công ty xăng dầu đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp. Thị trường thắt chặt khiến giá lương thực khó kiểm soát".
JPMorgan Chase & Co ước tính rằng theo Kế hoạch Khí hậu của Biden, năng lực sản xuất dầu diesel tái tạo của Mỹ sẽ tăng gấp 6 lần vào cuối năm 2024.
Giá cả hàng hóa tăng cao đã làm dấy lên nghi ngờ nghiêm trọng về việc các chính sách tài khóa và tiền tệ vốn được thiết kế để hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch hiện lại đang hoạt động chống lại nó.
Công bằng mà nói, kinh tế mở cửa trở lại gặp nhiều khó khăn do các yếu tố như hàng tồn kho cạn kiệt dẫn đến các đơn hàng dự trữ lớn và tăng phí cho các đợt giao hàng nguyên liệu thô trong thời gian ngắn. Các đường cung ứng bị kẹt đang tạo ra sự khan hiếm và tăng thêm chi phí trực tiếp cho người tiêu dùng.
Thị trường hàng hóa tăng giá
Một lần nữa, toàn bộ thị trường hàng hóa đang trải qua một đợt bùng nổ nhờ sự kích thích mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Các nhà máy hoạt động nhộn nhịp và người tiêu dùng đang chi tiêu trở lại, giúp kích hoạt một đợt tăng giá hàng hóa rộng rãi nhờ vào cái gọi là "giao dịch tăng phát".
Trên thực tế, Phố Wall hiện đang dự đoán một thị trường tăng giá hàng hóa mới sẽ sánh ngang với đà tăng vọt của giá dầu trong những năm 1970, hoặc sự bùng nổ do Trung Quốc thúc đẩy vào những năm 2000.
Các chuyên gia thị trường, bao gồm Goldman Sachs, tin rằng sự bùng nổ hàng hóa có thể sánh ngang với "siêu chu kỳ" cuối cùng vào đầu những năm 2000 đã cung cấp sức mạnh cho các nền kinh tế BRIC mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).