‘Khó chồng khó” khi triển khai cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
20:54 | 09/08/2019
Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Theo Bộ Tài chính, việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn, một trong 3 trụ cột trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo ĐMDN tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019, trong giai đoạn từ 2016 đến nay, Chính phủ đã ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách và chỉ đạo quyết liệt triển khai công tác cổ phần hóa DNNN và bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiến độ triển khai cổ phần hóa DNNN và bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch và gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Đến nay, mới hoàn thành cổ phần hóa 35/127 doanh nghiệp, đạt 27,5% danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 991/TTg-ĐMDN; hoàn thành bán vốn nhà nước tại 88/403 doanh nghiệp, đạt 21,8% danh mục DN hoàn thành thoái vốn giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg.
Còn theo ông Trần Nguyên Nam, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC, lũy kế từ khi thành lập (năm 2006) đến nay, SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1.059 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước gần 21.500 tỷ đồng (trong đó có 19 tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa).
Cụ thể, việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, quy mô hạn chế; Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn do đa số doanh nghiệp khi tiếp nhận còn tỉ lệ vốn nhà nước không đủ chi phối hay phủ quyết. Doanh nghiệp có tỉ lệ vốn nhà nước cao (có trường hợp đến hơn 90%) thì hoạt động không hiệu quả, nhiều tồn tại về tài chính từ giai đoạn trước.
Về công tác cổ phần hóa, SCIC cho hay, doanh nghiệp này gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc vì hầu hết các công ty TNHH 1, 2 TV mà SCIC tiếp nhận có quy mô nhỏ, còn nhiều tồn tại vướng mắc về tài chính kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản, thậm chí mất hết vốn nhà nước không đủ điều kiện triển khai cổ phần hóa.
Đối với công tác thoái vốn nhà nước, đại diện SCIC cho biết, pháp luật còn quy định chồng chéo tại nhiều văn bản thay vì tại một văn bản duy nhất, cho dù chỉ ở cấp thông tư. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp nhà nước thường xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, còn tồn tại khá nhiều vướng mắc về phía doanh nghiệp là đối tượng thoái vốn như tỉ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu chi phối (trên 51%) tại doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước; doanh nghiệp làm ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài; không có lợi thế về đất đai; Giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư...
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Ngô Trí Long cũng cho rằng, thực tế thời gian qua cho thấy còn không ít khó khăn để có thể đạt được những mục tiêu. Cụ thể là việc Nhà nước còn nắm tỉ lệ sở hữu lớn khiến doanh nghiệp nhà nước khó thay đổi về chất. Trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát cho Nhà nước càng lớn. ví dụ như Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico), năm 2011, đã có đại gia ngoại mua 30% cổ phần với giá hơn 200.000 đồng/cổ phiếu; tròn 1 năm trước lên sàn với giá 31.000 đồng/cổ phiếu; đến giờ chỉ còn 12.000 đồng/cổ phiếu và hoàn toàn không có giao dịch. Công ty hoạt động lỗ liên tục từ 2015 đến nay. Còn công ty mẹ của Halico là Habeco cũng xuống dốc, lợi nhuận sau thuế giảm từ 1.100 tỷ (năm 2014) xuống còn 310 tỷ theo số kế hoạch năm 2019; thị phần giảm từ 21% xuống còn 16%.
Do đó, ông Long nhìn nhận: Những trường hợp như thế này, nếu Nhà nước không có cơ chế đặc thù để xử lý dứt điểm khó khăn vướng mắc để thoái càng nhanh càng tốt, thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại sẽ càng nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thoái vốn.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng, sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã yếu kém sẽ lại càng yếu kém hơn, và Nhà nước sẽ càng khó khăn hơn khi thoái vốn.
Trước thực tế trên, đại diện SCIC cũng đã đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thoái vốn nhà nước, trong đó ưu tiên nhất là cần tạo môi trường để tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đồng thời, cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước một cách tổng thể; các bộ, địa phương thực hiện nghiêm túc việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC.
Riêng đối với quá trình cổ phần hóa, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC đề xuất cơ quan có thẩm quyền sớm phê duyệt phương án sắp xếp nhà đất và phương án sử dụng đất doanh nghiệp mà SCIC cổ phần hóa theo Quyết định số1001/QĐ-TTg ngày 10/7/2017. Cùng với đó, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng có liên quan cần sớm ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về phê duyệt phương án sử dụng đất, xử lý về các vấn đề phát sinh liên quan đến việc xây dựng phương án cổ phần hóa, chính sách đối với người lao động dôi dư… Đặc biệt, cần tiếp tục tách bạch quá trình bán vốn và việc thu hồi nợ theo hướng việc theo dõi và thu hồi nợ cần được coi là công việc thường xuyên cả trước, trong và sau khi bán cổ phần đối với các doanh nghiệp. Cho phép SCIC thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường như DATC hay VAMC...
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng đưa ra một đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Thứ nhất, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của bộ ngành và các bên liên quan trong cổ phần hóa, thoái vốn khi mà kế hoạch, danh mục Thủ tướng đã phê duyệt cho cả giai đoạn rồi. Đối với những trường hợp có vướng mắc, đặc thù hoặc chưa có quy định rõ ràng của pháp luật thì cần quy định rõ thẩm quyền do ai phải đề xuất phương án xử lý, ai có đủ thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, trong thời gian qua có rất nhiều ý kiến cho rằng cứ bán công ty cho nhà đầu tư ngoại là coi như “mất tất” hoặc “mất thương hiệu”. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện của một quốc gia thì việc đánh giá cái được, cái mất cần phải thực hiện một cách toàn diện. Thời gian vừa qua, nhiều vụ việc bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng đã để lại những bài học như trường hợp cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) - một thương hiệu điện ảnh có tuổi đời gần 60 năm. Nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty vận tải thủy (Vivaso) không hề có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực sản xuất phim.
Một vấn đề khá quan trọng khác, theo chuyên gia Ngô Trí Long trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, việc lựa chọn nhà đầu tư nội hay ngoại sẽ không thực sự quan trọng bằng việc đánh giá, lựa chọn được nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm với thị trường Việt Nam, có cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn, có chiến lược phát triển dựa trên những sản phẩm thuần Việt.
Theo số liệu của Ban Chỉ
đạo ĐMDN tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019, trong giai đoạn từ 2016 đến
nay, Chính phủ đã ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách và chỉ đạo quyết
liệt triển khai công tác cổ phần hóa DNNN và bán vốn nhà nước tại DN. Tuy
nhiên, tiến độ triển khai cổ phần hóa DNNN và bán vốn nhà nước tại DN còn chậm
so với kế hoạch và gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Đến nay, mới hoàn thành cổ phần
hóa 35/127 DN, đạt 27,5% danh mục DN cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 991/TTg-ĐMDN; hoàn thành bán vốn
nhà nước tại 88/403 DN, đạt 21,8% danh mục DN hoàn thành thoái vốn giai đoạn
2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg.
Còn theo ông Trần
Nguyên Nam, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC cho biết, lũy kế
từ khi thành lập (năm 2006) đến nay, SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước tại 1.059 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước gần 21.500 tỷ đồng
(trong đó có 19 Tập đoàn, Tổng công ty đã cổ phần hóa).
Cụ thể, việc tiếp nhận
quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, quy mô hạn chế;
Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn do
đa số doanh nghiệp khi tiếp nhận còn tỷ lệ vốn nhà nước không đủ chi phối hay
phủ quyết. Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nhà nước cao (có trường hợp đến hơn 90%)
thì hoạt động không hiệu quả, nhiều tồn tại về tài chính từ giai đoạn trước.
Về công tác cổ phần
hóa, SCIC cho hay, doanh nghiệp này gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc vì hầu hết
các công ty TNHH 1, 2 TV mà SCIC tiếp nhận có quy mô nhỏ, còn nhiều tồn tại vướng
mắc về tài chính kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản, thậm chí mất hết vốn nhà
nước không đủ điều kiện triển khai cổ phần hóa.
Đối với công tác thoái
vốn nhà nước, đại diện SCIC cho biết, pháp luật còn quy định chồng chéo tại nhiều
văn bản thay vì tại một văn bản duy nhất, cho dù chỉ ở cấp thông tư. Bên cạnh
đó, các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính
nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp nhà nước thường
xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý
các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, còn tồn tại
khá nhiều vướng mắc về phía doanh nghiệp là đối tượng thoái vốn như tỷ lệ sở hữu
của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu chi phối (trên 51%)
tại doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước; doanh nghiệp làm
ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài; không có lợi thế về đất đai; Giá khởi điểm bán vốn
quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư...
Dưới góc nhìn của chuyên
gia kinh tế, TS. Ngô Trí Long cũng cho rằng, thực tế thời gian qua cho thấy còn
không ít khó khăn để có thể đạt được những mục tiêu. Cụ thể là việc Nhà nước
còn nắm tỉ lệ sở hữu lớn khiến doanh nghiệp nhà nước khó thay đổi về chất.
Trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả
năng gây thất thoát cho Nhà nước càng lớn. ví dụ như Công ty Cổ phần Cồn Rượu
Hà Nội (Halico), năm 2011, đã có đại gia ngoại mua 30% cổ phần với giá hơn
200.000 đồng/cổ phiếu; tròn 1 năm trước lên sàn với giá 31.000 đồng/cổ phiếu; đến
giờ chỉ còn 12.000 đồng/cổ phiếu và hoàn toàn không có giao dịch. Công ty hoạt
động lỗ liên tục từ 2015 đến nay. Còn công ty mẹ của Halico là Habeco cũng xuống
dốc, lợi nhuận sau thuế giảm từ 1.100 tỷ (năm 2014) xuống còn 310 tỷ theo số kế
hoạch năm 2019; thị phần giảm từ 21% xuống còn 16%.
Do đó, ôngLong nhìn nhận: Những trường hợp
như thế này, nếu Nhà nước không có cơ chế đặc thù để xử lý dứt điểm khó khăn vướng
mắc để thoái càng nhanh càng tốt, thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại sẽ càng
nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thoái vốn.
Bên cạnh đó, chuyên gia
này cho rằng, sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động
cầm chừng chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã yếu kém sẽ lại càng yếu kém hơn, và Nhà
nước sẽ càng khó khăn hơn khi thoái vốn.
Trước thực tế trên, đại
diện SCIC cũng đã đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
thoái vốn nhà nước, trong đó ưu tiên nhất là cần tạo môi trường để tập đoàn, tổng
công ty nhà nước hoạt động kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác. Đồng thời, cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước một cách tổng thể; các bộ, địa phương
thực hiện nghiêm túc việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC.
Riêng đối với quá trình
cổ phần hóa, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC đề xuất cơ
quan có thẩm quyền sớm phê duyệt phương án sắp xếp nhà đất và phương án sử dụng
đất doanh nghiệp mà SCIC cổ phần hóa theo Quyết định số1001/QĐ-TTg ngày
10/7/2017. Cùng với đó, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên – Môi trường và các cơ quan
chức năng có liên quan cần sớm ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định số
126/2017/NĐ-CP về phê duyệt phương án sử dụng đất, xử lý về các vấn đề phát
sinh liên quan đến việc xây dựng phương án cổ phần hóa, chính sách đối với người
lao động dôi dư… Đặc biệt, cần tiếp tục tách bạch quá trình bán vốn và việc thu
hồi nợ theo hướng việc theo dõi và thu hồi nợ cần được coi là công việc thường
xuyên cả trước, trong và sau khi bán cổ phần đối với các doanh nghiệp. Cho phép
SCIC thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ
trên thị trường như DATC hay VAMC...
Đồng quan điểm, chuyên
gia kinh tế TS. Ngô Trí Long cũng đưa ra một đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế
chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Thứ nhất, cần quy định rõ hơn về
trách nhiệm của Bộ ngành và các bên liên quan trong cổ phần hóa, thoái vốn khi
mà kế hoạch, danh mục Thủ tướng đã phê duyệt cho cả giai đoạn rồi. Đối với những
trường hợp có vướng mắc, đặc thù hoặc chưa có quy định rõ ràng của pháp luật
thì cần quy định rõ thẩm quyền do ai phải đề xuất phương án xử lý, ai có đủ thẩm
quyền phê duyệt.
Thứ hai là, trong thời
gian qua có rất nhiều ý kiến cho rằng cứ bán công ty cho nhà đầu tư ngoại là
coi như “mất tất” hoặc “mất thương hiệu”. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện của
một quốc gia thì việc đánh giá cái được, cái mất cần phải thực hiện một cách
toàn diện. Thời gian vừa qua, nhiều vụ việc bán cho nhà đầu tư chiến lược trong
nước cũng đã để lại những bài học như trường hợp cổ phần hóa Hãng phim truyện
Việt Nam (VFS) - một thương hiệu điện ảnh có tuổi đời gần 60 năm. Nhà đầu tư
chiến lược là Tổng Công ty vận tải thủy (Vivaso) không hề có kinh nghiệm và khả
năng trong lĩnh vực sản xuất phim.
Một vấn đề khác, theo chuyên gia Ngô Trí Long là
khá quan trọng. Đó là trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, việc lựa
chọn nhà đầu tư nội hay ngoại sẽ không thực sự quan trọng bằng việc đánh giá, lựa
chọn được nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm với thị trường Việt
Nam, có cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn, có chiến lược
phát triển dựa trên những sản phẩm thuần Việt.