Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm mạnh, thấp nhất chỉ 1,7%/năm

Lê Phương (TTXVN) 07:45 | 13/01/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất ngày 12/1, đã có ngân hàng tiếp tục giảm sâu lãi suất tiền gửi, thấp nhất chỉ 1,7%/năm.

Khách hàng giao dịch vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

 

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa niêm yết biểu lãi suất tiền gửi mới nhất, giảm từ 0,1-02%/năm tùy từng kỳ hạn.

Trong đó, Vietcombank giảm mạnh lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng từ mức 1,9%/năm xuống còn 1,7%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 3, 6 và 9 tháng cũng có bước giảm tương tự, xuống còn 2%/năm cho 3 tháng và 3%/năm cho tiền gửi 6 và 9 tháng.

Lãi suất tiền gửi cao nhất tại Vietcombank cũng giảm từ mức 4,8%/năm xuống còn 4,7%/năm từ hôm nay, áp dụng với các kỳ hạn tiền gửi từ 12 tháng trở lên.

Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng giảm lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng từ 2,2%/năm xuống còn 2%/năm. Lãi suất huy động các kỳ hạn khác tại Agribank có phần nhỉnh hơn. Đối với tiền gửi kỳ hạn từ 3-5 tháng, lãi suất tại Agribank là 2,5%/năm; kỳ hạn từ 6-11 tháng là 3,5%/năm; kỳ hạn từ 12-18 tháng là 5%/năm và 24 tháng là 5,3%/năm.

Còn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất các kỳ hạn vẫn chưa có biến động. Cả 2 ngân hàng cùng niêm yết lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng ở mức 2,2%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 2,5%/năm; kỳ hạn từ 6-9 tháng còn 3,5%/năm và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên dao động từ 5-5,3%/năm.

Như vậy, lãi suất tiền gửi tại Vietcombank đang thấp nhất trong nhóm "big 4" và cũng thấp nhất toàn hệ thống ngân hàng.

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi cao nhất hệ thống đang ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) với mức 10%/năm. Tuy nhiên, điều kiện để hưởng mức lãi suất này là số dư tiền gửi phải từ 2.000 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn 12-13 tháng. Hay như tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lãi suất huy động cao nhất cũng lên tới 9,5%/năm đối với khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng.

Còn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), lãi suất tiết kiệm cao nhất niêm yết là 8,5%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm 500 tỷ đồng kỳ hạn 12 và 13 tháng. Tương tự tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh, lãi suất cao nhất đang áp dụng lần lượt là 8 và 8,4%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng tại quầy với số dư từ 300 tỷ đồng trở lên...

Dự báo về biến động lãi suất thời gian tới, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ duy trì ở mức thấp khoảng 5%/năm từ cuối năm 2023 đến cuối năm 2024. Từ đó, VNDIRECT cũng kỳ vọng lãi suất cho vay tiếp tục duy trì xu hướng giảm nhờ chi phí vốn giảm nhanh trong thời gian gần đây.

Cùng quan điểm, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế nhận định lãi suất huy động sẽ khó giảm thêm trong năm nay nhưng lãi suất cho vay vẫn còn dư địa giảm tiếp. Do đó nhìn chung, lãi suất ngân hàng giai đoạn đầu năm 2024 vẫn ở mức thấp và có thể tiếp tục giảm. Sau đó, khi hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, nhu cầu vốn tăng, có thể lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng.

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.

Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…

Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.