Masan Group tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 10%, tương đương 1.175 tỷ đồng

16:43 | 01/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Căn cứ vào nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Masan vừa thông báo tạm ứng cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt cho các cổ đông.

Được biết, tỷ lệ 10% tương đương với 1.000 đồng/cp. Doanh nghiệp sẽ tiến hành chi trả cổ tức làm 2 lần, tỷ lệ 9,5% (950 đồng/cp) và tỷ lệ 0,5% (50 đồng/cp).

Hiện tại, với vốn điều lệ hơn 11.746 tỷ đồng, tương đương 1,17 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, thì số tiền dự kiến mà Masan sẽ phải chi ra để chi trả cổ tức cho cổ đông sẽ rơi vào khoảng 1.175 tỷ đồng. 

Trong quá khứ, Masan đã từng hai lần chia cổ tức cho cổ đông. Đó là những lần vào năm 2019 với tỷ lệ 10%. 7 năm sau, cổ đông của Masan mới tiếp tục được hưởng cổ tức, nhân dịp kỷ niệm ngày công ty thành lập.

Cụ thể, năm 2016, Masan đã chi trả cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 30%, gồm 11% là tiền mặt và 19% là cổ phiếu. Đây chính là "quả ngọt nằm ở cuối con đường" mà ông Nguyễn Đăng Quang đã hứa với các cổ đông. 

Masan Group tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 10%, tương đương 1.175 tỷ đồng - ảnh 1

Được biết, chuỗi bán lẻ của lực của Masan sắp đổi tên

Trong vài năm gần đây, Masan liên tục thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua bán, nhằm củng cố hoạt động kinh doanh cũng như lấn sân sang các mảng khác nhau. 

Năm 2019, doanh nghiệp này mua lại chuỗi bán lẻ của VinGroup bằng cách hợp nhất VinCommerce và VinEco để trở thành tập đoàn chuyên hàng tiêu dùng bán lẻ. 

Những tháng đầu năm 2021, Masan tiếp tục nhận được khoản đầu tư lên đến 400 triệu USD qua chuyển nhượng 5.5% cổ phần của The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại hai công ty Masan Consumer Holdings và VinCommerce. 

Có tin Masan sẽ nhận thêm 300 – 400 triệu USD từ một giao dịch đầu tư khác đang trong quá trình đàm phán, dự kiến hoàn thành trong năm nay. Tổng cộng, hơn 1 tỷ USD sẽ chảy vào Masan sau khi hoàn tất các thương vụ trong năm 2021. 

Nguồn tiền từ các hoạt động mua bán trên sẽ mang lại cho Masan rẩt nhiều lợi ích: Đầu tiên là kế hoạch cổ tức đã nêu trên, tiếp đó là cải thiện tài chính và giảm nợ ròng. 

Ngoài ra, Masan sẽ dùng số vốn đầu tư từ hoạt động mua bán để triển khai các chiến lược kinh doanh mới. Chẳng hạn, tập đoàn đã chi 15 triệu USD để mua 20% cổ phần chuỗi cà phê, trà Phúc Long. Hai doanh nghiệp sẽ hợp tác để phát triển mô hình “Kiosk Phúc Long” thông qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart hiện có. Qua đó, Masan sẽ đặt một chân vào thị trường đồ uống tại Việt Nam. 

Về kế hoạch kinh doanh, năm nay Masan đặt ra mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất từ 92.000 - 102.000 tỷ đồng, lợi nhuận phân chia cho cổ đông từ 2.500 - 4.000 tỷ đồng.

H.S

Xem thêm: Được cho phép, khối ngoại có thể "mua đứt" Masan Group