Ngân hàng VPBank đã phát triển thần tốc dưới thời ông Ngô Chí Dũng ra sao?

07:05 | 01/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Giai đoạn 10 năm phát triển gần đây của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán: VPB) cũng trùng với thời điểm ông Ngô Chí Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT của tổ chức tín dụng này.

Năm 2020, VPBank ghi nhận hàng loạt những chỉ số tích cực như: ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân ghi nhận doanh thu (TOI) lớn nhất thị trường đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng. Các chỉ số hiệu quả ở nhóm dẫn đầu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, với ROA đạt 2,6%và ROE đạt 22%. 

Trong vài năm gần đây, VPBank cũng chứng kiến sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán với thị giá cổ phiếu đứng thứ 2 ngành ngân hàng (hơn 60.000 đồng), đứng sau ông lớn Vietcombank (gần 100.000 đồng). 

Lật lại vào thời điểm nhà băng này niêm yết  toàn bộ 1,3 tỉ cổ phiếu VPB trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào tháng 7/2017 tạo ra cơn sóng đua lệnh mạnh mẽ. Cổ phiếu VPB nhanh chóng trở thành tâm điểm với khối lượng đặt mua lên đến vài triệu đơn vị chỉ trong vài phút. Quỹ ngoại là Dragon Capital phải mua VPB, khoản đầu tư thoái vốn năm 2010 với giá mua lại cao hơn vài lần so với giá bán trước đó. Một nhà đầu tư lớn là IFC, quỹ đầu tư trực thuộc WorldBank cũng chuyển đổi khoản tín dụng thành 5% cổ phần tại VPBank hồi năm 2017.Trong những diễn biến mới nhất, tháng 9, VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn điều lệ. Nguồn vốn được sử dụng trong đợt phát hành cổ phiếu mới nhất đến từ lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của VPBank và các công ty con tích lũy đến 31/12/2020 với tổng giá trị 19.757 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của VPBank sẽ đạt mức trên 45.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ 2 toàn ngành ngân hàng.

Nguồn ảnh: Cafebiz/Doanh nghiệp và Tiếp thị 

Về tình hình kinh doanh, tính đến hết năm 2020 thu nhập VPBank tăng 55,8 lần, đồng thời vươn lên nhóm đầu khối Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân sau 12 năm. 

Ngân hàng cũng chứng tỏ độ hiệu quả trong hoạt động khi mức tăng trưởng kép (CAGR) của thu nhập hoạt động là hơn 35%, điều này phần nào đã giúp cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng hơn mười lần trong giai đoạn 10 năm (2011-2020) đạt mức trên 60 nghìn tỷ đồng trong cuối quý 2/2021.

Mới đây, ngân hàng tiếp tục nằm trong top 5 những thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt Nam do tạp chí uy tín Forbes bình chọn với giá trị 356 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2020. VPBank Đồng thời sánh ngang với những "ông lớn khác trong ngành như Vietcombank, Vietinbank hay Techcombank. Bảng xếp hạng trên trùng khớp những thương hiệu ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm 2021, bao gồm VPBank. 

Đột phá từ thượng tầng

Từ những thông tin tích cực về tình hình cùng hiệu quả trong kinh của VPBank trong 10 năm trở lại đây có dấu ấn rất đáng kể từ dàn lãnh đạo.

Như một lần nhận trên kênh Tài chính và Kinh doanh, chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long cho biết: “Trước đây nếu nói đến Ngân hàng thương mại cổ phần người ta không nói đến VPBank bởi quá nhỏ bé từ quy mô vốn đến năng lực quản trị đến thương hiệu. Tuy nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây, VPBank lột xác với dàn lãnh đạo mới rất ổn định, chiến lược kinh doanh rất rõ ràng và đặc biệt con gà đẻ trứng vàng là công ty con FE credit đã giúp VPB vượt lên top 3 trong nhóm các NHTMCP tư nhân hàng đầu Việt Nam”.

Những quyết định chính xác của ông Ngô Chí Dũng đã giúp VPBank vươn lên mạnh mẽ

Nhận định nào có phần nào rất đúng bởi VPBank dường như lột xác từ khi ông Ngô Chí Dũng nắm ghế Chủ tịch HĐQT của nhà băng vào năm 2020. 

VPBank và Ngô Chí Dũng dường như là "cặp đôi hoàn hảo" tìm thấy nhau bởi trước đó ngân hàng này từng chìm trong khủng hoảng, thăng trầm bởi tranh chấp quyền lực giữa các nhóm cổ đông lớn. Bước ngoặt chỉ diễn ra khi ông Nguyễn Chí Dũng và dàn lãnh đạo hiện tại xuất hiện giúp nhà băng này lột xác. Theo chiều ngược lại, quá trình làm lãnh đạo tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) và Phó Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được đánh giá mờ nhạt và không có đột phá gì đáng kể. Phải đến khi trở thành "người nắm đầu" VPBank ông mới có lãnh địa riêng mình để đưa ra những quyết định đột phá giúp nhà băng phát triển mạnh mẽ. 

Vậy ông Nguyễn Chí Dũng đã làm gì để giúp VPBank chuyển mình nhanh chóng chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây? 

Đầu tiên, ông mạnh dạn biến đổi ngân hàng từ tên gọi, thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, chiến lược kinh doanh rõ ràng với định hướng ngân hàng bán lẻ mới, xây dựng bộ máy nhân sự đầy kinh nghiệm trong ngành.

Ông Dũng từ đề cao đội ngũ nhân sư điều hành kế tiếp dưới CEO một nửa là “chất xám” nước ngoài, những người lăn lộn nhiều năm trên thị trường tài chính trong một cuộc phỏng vấn trên Forbes năm 2017: “Tỉ lệ quốc tế hóa của VPBank chắc chắn cao nhất hệ thống. Mình muốn đi tắt, đi nhanh thì phải lấy những người giỏi khắp nơi trên thế giới về ngân hàng làm việc”. Hiện VPB có Giám đốc khối quản lý rủi ro, Giám đốc trung tâm phân tích kinh doanh, giám đốc khối công nghệ thông tin là những nhân tài đến từ nước ngoài. 

Tiếp theo, đó chính là chiến lược bán lẻ mới. Vị Chủ tịch HĐQT từng  đưa ra mục tiêu đưa VPBank trở một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam và một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng trong nước vào năm 2015 trong nội dung báo cáo thường niên năm 2011. 

Dựa trên những góp ý từ công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey, ngân hàng nhanh chóng triển khai 6 sáng kiến chiến lược nhằm chuyển đổi mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại. Đặc điểm nổi bật từ hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch của VPBank chỉ hướng “tập trung” vào phục vụ cho khối khách hàng cá nhân. Trung tâm tín dụng SMEs xây dựng phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ. Các khoản vay lớn, khách hàng lớn và siêu lớn “tập trung” đưa về hội sở.

Hiệu ứng từ những thay đổi mang tính chiến lượcnày mang lại kết quả kinh doanh tích cực. Năm 2015, số lượng khách hàng hoạt động của Ngân hàng vượt hơn 2 triệu người, cao hơn 60% khi đem so sánh với năm 2014. Thu nhập lãi thuần tăng 96% so với năm 2014. Đây cũng là năm dư nợ cuối kỳ cho vay khách hàng cá nhân của VPBank tăng 81%. Đến năm 2020, thu nhập lãi thuần của VPBank tăng vượt trội 30 lần , lợi nhuận trước thuế tăng 19,6 lần so với năm 2010.

Từ đó có thể thấy chiến lược bán lẻ cũng là động lực nâng cao một chỉ tiêu quan trọng cho ngân hàng này năm 2020 là tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tăng trưởng nguồn thu từ phí dịch vụ. Động lực từ khối khách hàng cá nhân ghi nhận mức tăng trưởng CASA lên tới 55% so với cùng kỳ năm 2019. Khối khách hàng doanh nghiệp cũng chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng cao, đồng thời vượt kế hoạch năm 2019, thu nhập từ phí của khối khách hàng SME năm 2020 của ngân hàng vượt 132% so với kế hoạch và tăng trưởng 39% so với 2019.

Hiện tài sản của ông Ngô Chí Dũng tại VPBank ra sao?

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm VPBank vừa công bố cho thấy, Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng và những người liên quan nắm giữ tới hơn 500 triệu cổ phiếu VPB, tương đương khoảng 19,8% vốn cổ phần ngân hàng. Nếu quy đổi theo thị giá hiện tại, khối tài sản này có giá trị hơn 34.500 tỷ đồng.

Cụ thể, vợ Hoàng Anh Minh và mẹ Vũ Thị Quyên của ông Dũng lần lượt nắm hơn 121 và 120 triệu cổ phiếu tại VPBank. Con gái Ngô Minh Phương nắm 4 triệu cổ phiếu, còn anh rể Trần Ngọc Bê nắm sở hữu hơn 19 triệu cổ phiếu tại ngân hàng này. 

Riêng về ông Ngô Chí Dũng hiện nắm giữ hơn 121,6 triệu cổ phiếu VPB, tương đương tỷ lệ 4,81%. Lấy mức giá giao dịch trên thị trường chứng khoán là 67.000 đồng/cổ phiếu, Chủ tịch Ngô Chí Dũng đang nắm trong tay 8.147 tỷ đồng từ việc sở hữu số cổ phiếu trên.

 

FE Credit - con gà đẻ trứng vàng của VPBank

Một trong những thành công của ông Ngô Chí Dũng đó chính là thuyết phục ông Nguyễn Đức Vinh, người giàu kinh nghiệm trong ngành và từng làm chức CEO của Techcombank lúc bấy giờ đầu quân cho VPBank. 

Ngay lập tức, ông Vinh ghi dấu ấn với quyết định tách mảng tín dụng ra khỏi hoạt động ngân hàng với thương hiệu mới Fe Credit. 

Năm 2020, FE Credit đem về gần 50% tổng thu nhập kinh doanh, 28,5% lợi nhuận trước thuế cho VPBank. Ở thời điểm hiện tại  nhiều chuyên gia nhận định FE Credit đã chiếm hơn 50% thị phần thị trường cho vay tín dụng tiêu dùng bùng nổ trong 5 năm qua tại Việt Nam. 

Tổ chức chuyên cho vay này giờ đây mang trong mình mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với hơn 9.500 đối tác chiến lược tại gần 22.000 điểm giới thiệu dịch vụ. Nhờ đó kết quả kinh doanh thu về của Fe Credit gây ấn tượng mạnh với gần 250.000 khoản vay mới mỗi tháng. Sau hơn 10 năm, công ty này đã phục vụ hơn 14 triệu khách hàng với đội ngũ nhân viên với gần 17.000 người.

Kết quả trên cũng giúp ngân hàng mẹ thu về gần 1,4 tỷ USD khi chuyển nhượng 49% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài là Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (Tập đoàn SMBC) - một trong những thương vụ chuyển nhượng đình đám và quy mô lớn nhất ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam.