Nguồn vốn FDI đạt hơn 26 tỷ USD trong 11 tháng năm 2020

11:01 | 29/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Mới đây, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến ngày 20/11, tổng nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã đạt hơn 26 tỷ USD, bằng 83,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (Bộ KH&ĐT), tính đấu ngày 20/11 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đã đạt hơn 26,4 tỷ USD.
 
Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu trên tổng số 109 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam khi chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam với số tiền gần 8,1 tỷ USD. Hàn Quốc là nước đứng thứ 2, chiếm 14% tổng vốn đầu tư với tổng số vốn là 3,7 tỷ USD. Tiếp đó là Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,4 tỷ USD, theo sau là Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,... Tính theo số lượng dự án mới, Hàn Quốc là nước có nhiều dự án mới ở Việt Nam với 573 dự án, tiếp theo là Trung Quốc với 311 dự án, Nhật Bản với 251 dự án,...
 
Nguồn vốn FDI năm 2020 đang đạt hơn 26 tỷ USD
 
Vốn thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt 17,2 tỷ USD, bằng gần 98% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 2.313 dự án được cấp Giấy chứng nhận cấp phép đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 13,6 tỷ USD.
 
Vốn điều chính có 1.051 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,3 tỷ USD - tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, đặc biệt có công nghiếp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư chiếm tới 48,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện tử chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký với số vốn hơn 4,9 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký khoảng 3,8 tỷ USD và 1,5 tỷ USD.
 
Nguồn vốn FDI năm 2020 đang đạt hơn 26 tỷ USD
 
Theo báo cáo thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, hiện các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đang dần dịch chuyển tới các tỉnh, thành phố không phải là các địa phương có bề dày về phát triển các khu công nghiệp,  chẳng hạn như Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long ở phía Nam và Phú Thọ ở phía Bắc. Một số địa phương từng "hụt hơi" hút vốn FDI đã có dấu hiệu trở lại như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Hà Nam, Quảng Ninh. Vốn FDI đổ vào một số tỉnh ở miền Bắc và miền Nam như Hà Nam, Quảng Ninh, Bến Tre, Long An,... đang tăng lên mỗi ngày, chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký mới trong 10 tháng, cao hơn so với mức hơn 12% năm 2018, và gần 10% năm 2019.
 
Nguồn vốn FDI năm 2020 đang đạt hơn 26 tỷ USD
 
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, hiện còn rất nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Dù vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc đi lại của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng, kéo theo đó là quyết định đầu tư cũng như mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài đang được tiếp tục theo dõi.
 
 
 
Linh Chi (t/h)