Nữ CEO tỷ phú gác lại giấc mơ nhà giáo để làm nên lịch sử trong ngành hàng không cùng Vietjet Air

06:30 | 26/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo của Việt Nam đã làm nên một kỳ tích trong lịch sử ngành hàng không khi là nữ doanh nhân duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại của riêng mình - Vietjet Air.

CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo là ai?

CEO Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 1 tháng 1 năm 1970, là một nữ doanh nhân, tỷ phú trên cương vị là tổng giám đốc của Vietjet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị ngân hàng HDBank. Bà là người Việt Nam thứ hai, sau Phạm Nhật Vượng được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD.

Ít ai biết rằng bà Thảo có xuất thân từ dòng họ Nguyễn Cảnh đã có lịch sử hơn 600 năm với truyền thống văn võ song toàn. Thậm chí, Viện sử học Việt Nam còn tổ chức riêng hội thảo để tìm hiểu, đánh giá văn hóa – lịch sử và những đóng góp của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với đất nước.

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

Chân dung CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo

Kể từ khi thủy tổ của dòng họ Nguyễn Cảnh rời vùng đất Đông Triều, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) về vũng đất Hoan Diễn (Nghệ An) đến nay đã hơn 600 năm, 25 đời con cháu đã chung sức gây dựng cơ nghiệp trở thành một dòng họ lớn có nhiều danh tướng, danh nhân, nhà văn hóa, lương y...

Năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm. Khi còn là sinh viên năm thứ 2 bà đã bước vào thương trường. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

Bà Thảo từng có thời gian du học tại Nga

Cơ hội đi du học cũng là sự kiện đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời và ước mơ thuở nhỏ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Khi còn nhỏ, bà Thảo ước mơ sẽ trở thành một cô giáo như mẹ mình, ước rằng sau khi tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định ở giảng đường. Nhưng sau khi bà có cơ hội tiếp xúc với môi trường quốc tế lại ở ngay thời điểm các nước Đông Âu đang cải cách chính trị và kinh tế - perestroika - một sự thay đổi lớn lao đang diễn ra tại cái nôi của chủ nghĩa xã hội, và bà nghĩ Việt Nam cũng sẽ thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường.

Trường Đại học Plekhanov nơi nữ CEO theo học cũng là "cái nôi" sản sinh ra các chính trị gia, các nhà kinh tế, tài phiệt hàng ngày tiếp xúc với nhau, thầy giáo của bà là chủ tịch quốc hội thời đó. Từ trong sâu thẳm, một sự thôi thúc bảo rằng bà phải dấn thân mới có khả năng mang đến sự thay đổi, nên bà Thảo đã quyết định gác ước mơ riêng trở thành cô giáo để dấn thân làm kinh doanh.

Sự nghiệp của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo đã và đang chứng minh rằng bà có thể vượt qua những rào cản như trở ngại tới từ cơ sở hạ tầng của Việt Nam, tình trạng thiếu phi công trên thế giới và những quy định trong ngành hàng không... Vietjet Air, hãng hàng không thành lập năm 2007 hiện đã chuyên trở lượng khách nội địa vượt trội hơn so với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Bà Thảo đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới tới hãng hàng không của mình và tới đất nước Việt Nam quê hương với những bước đi táo bạo của mình.

Từ một vài chặng bay nội địa khi mới ra mắt, Vietjet đã dần mở rộng khai thác 80 tàu bay trên 120 điểm đến. Bà Thảo chia sẻ với ciến lược của Vietjet Air là mở rộng mạng bay tới các thị trường trong bán kinh 2.500 dặm, hãng hàng không này có thể phát triển các căn cứ, từ đó hướng tới phục vụ một nửa dân số thế giới.

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

CEO Vietjet Air trong một buổi kí kết cùng "ông lớn" ngành hàng không Boeing

Năm 2017, Vietjet đã niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với vốn hóa thị trường 1,4 tỉ USD. Năm tiếp theo, Vietjet vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam, tương đương một nửa số khách mà AirAsia - hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á vận chuyển năm ngoái. Vietjet đang phát triển nhanh hơn cả AirAsia.

Chìa khóa thành công của Vietjet là giữ chi phí ở mức thấp và khai thác hiệu quả mỗi chuyến bay. Chi phí vận hành tính theo số ghế cung ứng trên mỗi km (ASK) của Vietjet là 2,3 cent - mức được đánh giá là tốt nhất trong ngành.

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

Bà Phương Thảo đã giúp Vietjet Air khẳng định vị thế trong ngành hàng không Việt Nam

Trong năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 tàn phá ngành du lịch nói chung và ngành hàng không nói riêng, báo cáo tài chính quý 3 năm 2020 gần đây của Vietjet Air vẫn ghi nhận doanh thu đạt 2.809 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 971 tỷ đồng.

Không chỉ tỏa sáng tại Vietjet Air, ở HDBank - nơi bà Phương Thảo là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT, ngân hàng cung cấp các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do Covid-19. HDBank còn trao tặng 1.000 giường y tế cao cấp cho Sở Y tế TP.HCM, trao hàng nghìn thẻ bảo hiểm y tế để người dân chăm sóc sức khỏe mùa dịch bệnh…

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đại diện HDBank ủng hộ công tác phòng dịch COVID-19

Hành trình trở thành nữ tỷ phú của CEO Vietjet Air

Nữ CEO Vietjet là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong nhiều năm trở lại đây, năm ngoái bà được Bloomberg chọn vào danh sách 50 nhân vật thành công nhất thế giới, tạp chí Time chọn là 100 phụ nữ thành công nhất thế giới bên cạnh nhiều vĩ nhân toàn cầu và đưa lên trang bìa cùng Nữ hoàng Anh Victoria, Thủ tướng Đức Angela Merkel…

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

Bà Phương Thảo trong một cuộc phỏng vấn với Forbes

Bên cạnh đó bà Thảo còn là nữ tỷ phú tự thân duy nhất ở Đông Nam Á. Tính tới tháng 11/2020, hai vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam vẫn là Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup và CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet Air. Khối tài sản của bà Thảo được ghi nhận vào khoảng 2,4 triệu USD

Đời tư kín tiếng của "nữ tướng" CEO

Trong số rất nhiều cặp vợ chồng doanh nhân Việt, trường hợp của vợ chồng tỷ phú hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thanh Hùng có thể xem là "lẫy lừng" bậc nhất. Chồng bà là doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng, ông chủ của Sovico Holdings - một tập đoàn lớn hoạt động ở nhiều lĩnh vực, như tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng không ở Việt Nam. Hơn nữa, ông bà đang nắm giữ hàng loạt thương hiệu nổi bật tại Việt Nam như HDBank và Vietjet Air, đồng thời là sáng lập viên của VIB và Techcombank.

Tiểu sử CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo?

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Nguyễn Thanh Hùng

Ông Hùng còn có quá khứ tham gia nhiều sự kiện trong và ngoài nước, được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại diễn đàn kinh tế thế giới, và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu. Ông là người chồng luôn đứng phía sau âm thầm hỗ trợ và ủng hộ bà Thảo trong công việc cũng như cuộc sống gia đình. 

Thanh Thùy

Xem thêm: Những điều ít biết về cuộc đời và sự nghiệp của vị `tỷ phú đô la` quyền lực phía sau Bamboo Airways