`Nữ tướng` Nguyễn Thanh Hà và khát khao thành công cháy bỏng trong vai trò chủ tịch Vietjet Air

14:24 | 26/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam ghi nhận sự đóng góp không nhỏ từ hãng hàng không Vietjet và đằng sau thành công đó là nữ chủ tịch Nguyễn Thanh Hà.

Chủ tịch Vietjet Air là ai?

Chủ tịch Nguyễn Thanh Hà là một trong "nữ tướng" nổi danh của hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam. Bà Hà sinh ngày 13/08/1950 tại Hà Nội, tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Khoa Vật lý của Trường Đại học Khoa học Quốc gia; sau đó bà tiếp tục con đường học tập với tấm bằng Thạc sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân.
 
Nguyễn Thanh Hà sinh ra trong một gia đình danh giá và có nhiều đóng góp cho đất nước, cách mạng. Cụ thể, bà Hà là con gái thứ 2 của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) – người đã đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh" – và bà Nguyễn Thị Cúc (mất năm 1979) - Thiếu tá quân đội, từng làm việc ở bệnh viện 108.
 
Chủ tịch Vietjet Air là ai? Sự nghiệp chủ tịch Vietjet Air?
Chân dung chủ tịch Nguyễn Thanh Hà

Bà Nguyễn Thanh Hà đồng thời cũng là chị gái của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (SN 1957), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
 
Là người kín tiếng với giới truyền thông, bà Hà giản dị, nhẹ nhàng nhưng luôn tràn đầy nhiệt huyết. Bà chính là người đã chọn màu quốc kỳ cùng ngôi sao vàng 5 cánh làm màu biểu tượng cho tàu bay Vietjet, tiếp nối truyền thống của một gia đình quân nhân.

Sự nghiệp của nữ chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thanh Hà

Trước khi gây dựng cơ ngơi nghìn tỷ Vietjet Air, nữ chủ tịch Nguyễn Thanh Hà từng là Trưởng phòng Tổ chức Lao động Tiền lương - Nhà máy sản xuất bán dẫn - Bộ Quốc phòng từ năm đầu ra trường. Sau đó bà đảm nhận chức vụ Trưởng ban Kế hoạch Đầu tư - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Trưởng ban Kế hoạch đầu tư - Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam trong suốt nhiều năm. Chức vụ cao nhất bà từng đạt tới trước khi chuyển hướng sự nghiệp kinh doanh là Cục phó - Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
 
Chủ tịch Vietjet Air là ai? Sự nghiệp chủ tịch Vietjet Air?
Hai nhà đồng sáng lập Vietjet Air
 
Từ năm 2007 đến nay, với kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực hàng không bà trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty Cổ phần Hàng không VietJet. Vietjet tự hào là hãng hàng không tư nhân nhận giấy phép số 1 nhưng lại cất cánh bay sau một số hãng vì cần thời gian để chuẩn bị cẩn thận. Bên cạnh nữ chủ tịch Thanh Hà thì ban lãnh đạo Vietjet Air không thể không nhắc tới "nữ tướng" Nguyễn Thị Phương Thảo là nhà đồng sáng lập kiêm CEO.
 
Chủ tịch Vietjet Air là ai? Sự nghiệp chủ tịch Vietjet Air?
Nữ chủ tịch Nguyễn Thanh Hà cùng đội bay của hãng hàng không Vietjet
 
Có thâm niên gắn bó lâu dài với hàng không, bà Thanh Hà cũng như tất cả thành viên của Vietjet đều luôn "cháy" với quyết tâm đưa Vietjet trở thành hãng hàng không tiên phong, đem lại cơ hội bay cho mọi người dân, góp phần vào sự phát triển của hàng không Việt Nam. Bà Thanh Hà đồng thời là Chủ tịch Ủy ban An ninh, Ủy ban Nhân sự Vietjet, cũng là người chủ trì Ủy ban Khẩn cấp phòng chống dịch Covid-19 của hãng hàng không này. Chủ tịch HĐQT Vietjet từng khẳng định: "Chúng tôi tin tưởng có một tương lai tốt đẹp ở trên không trung, trên những cánh bay và chúng tôi luôn nỗ lực để tương lai ấy đến gần hơn".
 
Dưới sự dẫn dắt của bà Hà, hãng hàng không tư nhân Vietjet đã có chuyến bay đầu tiên khởi hành vào tháng 11/2011. Sau hơn 5 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, thị phần hàng không nội địa từ mức 0% năm 2011, lên tới 23% vào cuối năm 2013.
 
Chủ tịch Vietjet Air là ai? Sự nghiệp chủ tịch Vietjet Air?
Vietjet Air ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành hàng không Việt sau gần 10 năm hoạt động
 
Cuối quý II/2016, thị phần hàng không nội địa của hãng này đạt tới 41,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2017, thị phần hàng không nội địa của Vietjet Air đã vươn lên 43% và vượt qua cả Vietnam Airlines (42%), theo ước tính của HSC.
 
Tới năm 2019, Vietjet Air tiếp tục thành công vang dội khi ghi nhận lợi nhuận thuần gần 52,060 tỷ đồng, báo lãi ròng 4,219 tỷ đồng.

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới Vietjet Air

Bất chấp những nỗ lực của ban lãnh đạo, trong báo cáo tài chính quý 3 năm 2020 gần đây, Vietjet Air ghi nhận doanh thu đạt 2.809 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 971 tỷ đồng. Con số sụt giảm đáng chú ý này là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới ngành du lịch nội địa và quốc tế. Nhưng theo đánh giá, đây là mức tích cực hơn kế hoạch và rất khả quan so với các hãng hàng không khác trong nước và trên thế giới.
 
Tỉ lệ nợ vay của hãng hàng không Vietjet hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn với chi phí thấp để tăng cường nội lực tài chính. Bên cạnh đó, dòng tiền có sự cải thiện tích cực nhờ khôi phục hoàn toàn các đường bay nội địa.
 
Chủ tịch Vietjet Air là ai? Sự nghiệp chủ tịch Vietjet Air?
Biểu đồ so sánh doanh thu các hãng hàng không Việt trong 9 tháng năm 2019 so với năm 2020
 
Kết quả hoạt động quý 3 ghi nhận Vietjet đã khai thác được 15 nghìn chuyến bay an toàn, phục vụ hơn 3 triệu lượt khách tại thị trường nội địa. Trong thời kì dịch bệnh bùng phát căng thẳng, hãng cũng thực hiện các chuyến bay quốc tế, đưa 7.440 công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Brunei, Philippines… hồi hương, tuân thủ nghiêm các quy định của Bộ Y tế và nhà chức trách hàng không. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam và một số nước đang được kiểm soát tốt, Vietjet khẩn trương mở lại mạng bay quốc tế đến Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan)… 
 
Hiện tỉ lệ đúng giờ của Vietjet cũng đã được cải thiện  đạt 91%, độ tin cậy kỹ thuật đạt tới 99,64% Vietjet tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mang lại giá trị mới cho hành khách cùng nhiều chương trình khuyến mãi. Ngoài hạng vé Skyboss và Eco, Vietjet đã công bố hạng vé mới Deluxe với các dịch vụ đi kèm khác biệt được thiết kế riêng cho các phân khúc khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của hành khách, tăng nguồn thu dịch vụ ngoài giá vé.
 
 
Thanh Thùy