Phía đông Hà Nội 'thay da đổi thịt' nhờ những dự án tỷ USD

Đông Bắc 19:05 | 05/12/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Được đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ bậc nhất Thủ đô, hàng trăm dự án trọng điểm đã và đang triển khai nhanh chóng… trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đặc biệt, nơi đây thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản với những dự án lớn trị giá lên đến hàng tỷ USD.

 

Hạ tầng giao thông giúp phía Đông Thủ đô “lột xác”

Đề án phát triển 5 huyện lên quận từ nay tới năm 2025 đang được thành phố Hà Nội ưu tiên thực hiện. Trong đó, Gia Lâm sẽ là một trong những địa phương “cán đích” đầu tiên vào năm 2023. Hiện tại, 26/27 tiêu chí đã được hoàn thành và các nguồn lực đang được tập trung tối đa để thực hiện tiêu chí cuối cùng.

Tới năm 2030, với quy mô dân số khoảng 450 nghìn người, Gia Lâm sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn trong quy hoạch tổng thể Hà Nội. Cụ thể, đây sẽ là đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô; tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của quốc gia và thành phố. Khu vực đô thị trung tâm mới này cũng có chức năng trung chuyển hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao đồng thời là trung tâm thương mại tài chính quan trọng.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, thành phố Hà Nội đã bố trí 12 nghìn tỷ đồng cho hơn 400 dự án quan trọng ở huyện Gia Lâm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn 2021-2030, gần 200 dự án tiếp tục được bố trí hàng nghìn tỷ đồng. Các nguồn lực này đã tạo sự đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông. Đáng chú ý có thể kể tới là tuyến đường Đông Dư - Dương Xá có tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng, dài 3,4 km; hay nút giao vành đai 3 dài 1,5 km được đầu tư 400 tỷ đồng…

 

 Nút giao Cổ Linh kết nối trực tiếp vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ảnh KTĐT.

 

Nằm ở phía Đông Hà Nội, Gia Lâm cũng được hưởng lợi từ các công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành, như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù, đường Ngô Gia Tự, quốc lộ 5 kéo dài… Thời gian tới, hàng loạt công trình nghìn tỉ khác cũng sẽ được thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là 6 cây cầu bắc qua sông Hồng được xây mới, gồm: Hồng Hà, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi và Mễ Sở. Cùng đó, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cũng đã hoàn thành 90% số cột trụ và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2023.

Với mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện, Gia Lâm có khả năng kết nối đa dạng với các tỉnh, thành trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Khoảng cách tới trung tâm Thủ đô được rút ngắn lại, di chuyển tới Bắc Ninh cũng chỉ mất 10 phút, tới Bắc Giang khoảng 40 phút và chưa đầy 1 giờ đồng hồ xuống thành phố Hải Phòng.

Thị trường bất động sản Gia Lâm gia tăng giá trị

“Đòn bẩy” hạ tầng đã tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ cho  thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội. Thay đổi tích cực nhất dễ nhận thấy là mặt bằng giá mới liên tục được thiết lập. Như tại Gia Lâm, trong 3 tháng đầu năm nay, giá rao bán đất nền đã tăng 21% so với mức giá trung bình năm 2021. Đặc biệt, tại nhiều khu vực nằm ở trục đường chính, gần trung tâm và khu vực có dự án lớn, mức tăng có thể lên tới 30%. Các loại hình sản phẩm khác như căn hộ ở khu vực này cũng duy trì tăng trưởng từ 10 – 15%, cao hơn mức bình quân chung là 7%.

Theo các chuyên gia, điều này phản ánh thực chất giá trị bất động sản Gia Lâm khi quận tương lai của Hà Nội được đầu tư rất mạnh mẽ, cho thấy chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô tại khu vực trọng điểm này.

Phía Đông Hà Nội cũng dần trở thành nguồn cung chủ yếu của thị trường bất động sản Thủ đô. Với lực hút từ hạ tầng, khu vực này đã đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư lớn chưa từng có của nhiều doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam. Trong đó, điển hình là tập đoàn Vingroup, mang theo hàng loạt dự án trị giá hàng tỷ USD.

Các dự án lớn của thương hiệu này liên tiếp gia nhập thị trường như Vinhomes Riverside (2011 - 2012), Vinhomes Riverside - The Harmony (2016 - 2017) và Vinhomes Ocean Park (2018-2020) tạo sự diện mạo đô thị hiện đại cho cả khu vực, kích thích dòng chuyển cư từ nội đô sang các khu vực phát triển mới.

 

 Vinhomes Ocean Park là điểm nhấn sáng giá nhất phía Đông Hà Nội. Ảnh VIN.

Tập đoàn Ecopark là một trong những ông lớn đầu tiên tham gia đầu tư ở phía đông đông với khu đất thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên) giáp ranh Hà Nội, đó là dự án khu đô thị Ecopark diện tích 500 ha từ năm 2008. Dự án này dự kiến triển khai trong 20 năm.

Trải qua hơn 10 năm phát triển, Ecopark tung ra thị trường các căn hộ chung cư trung cấp đến cao cấp với mức giá từ 1,1 tỷ trở lên, ngoài ra còn rất nhiều shophouse, nhà phố, biệt thự, song lập, liền kề.

Vinhomes là ông lớn thứ hai đầu tư mạnh mẽ vào khu vực phía đông với nhiều đại dự án. Mở đầu là dự án Vinhomes Riverside vào những năm 2011-2012 sau đó là Vinhomes Riverside - The Harmony (2016-2017). Đặc biệt, Vinhomes ra mắt một loạt đại đô thị gồm Vinhomes Ocean Park (2018-2020), Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire (2022) và sắp tới là Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown.

Các đại đô thị của Vinhomes nằm dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, kéo dài từ địa phận huyện Gia Lâm đến khu vực Văn Giang (Hưng Yên).

Tại Vinhomes Ocean Park, Vingroup xây dựng khoảng 70 tòa chung cư và 2.500 biệt thự liền kề, shophouse… Với 70 tòa chung cư, có khoảng 42.000 căn hộ được tung ra thị trường.

Sunshine Group cũng tham gia vào thị phần khu đông Hà Nội với dự án Sunshine Green Iconic. Đây được giới thiệu là khu phức hợp căn hộ hạng sang tọa lạc giữa khu đô thị công viên phần mềm Long Biên có quy mô hơn 400 ha với hơn 400 căn hộ. Tuy nhiên, dự án này đến nay chưa mở bán.

Các ông lớn như BRG Group, T&T, Masterise... lần lượt tham gia vào cuộc chiến bất động sản tại khu vực này như: T&T Phố Nối với tổng vốn đầu tư 280 tỷ đồng; Masteri Waterfront tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, Le Grand Jardin BRG với vài nghìn căn chung cư...

Đa dạng phân khúc

Nếu như trước những năm 2010, khu đông Hà Nội chủ yếu là những sản phẩm nhà ở giá rẻ như khu nhà ở xã hội Đặng Xá, Việt Hưng, Rice City, Thượng Thanh hay các chung cư giá rẻ dưới 20 triệu đồng/m2 thì đến nay khi hệ thống các cầu vượt sông Hồng và hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện đã trở thành cú hích khiến sức nóng của khu đông gia tăng về cả nguồn cung lẫn mức giá.

Đáng chú ý, các sản phẩm mới tại khu đông Hà Nội cũng phát triển theo xu hướng sinh thái và nghỉ dưỡng, chú trọng vào cảnh quan, môi trường sống, đề cao tiện ích, dịch vụ.

Đồng thời, với sự xuất hiện của hàng loạt ông lớn bất động sản, cơ cấu sản phẩm tại khu vực này ngày càng đa dạng với các khu đô thị quy mô lớn, căn hộ trung và cao cấp.

 Một góc của  Vinhomes Ocean Park  (Gia Lâm). Ảnh Nhật Di.

Đơn cử, tại Vinhomes Ocean Park, căn hộ đang giao dịch ở thị trường thứ cấp đã vượt 40 triệu đồng/m2. Một số phân khu mở bán mới đã bán trên 50-60 triệu đồng/m2. Hay biệt thự đơn lập có diện tích 368 m2 thuộc dự án Vinhomes Ocean Park cũng đang được rao bán với giá 312 triệu đồng/m2...

Theo các chuyên gia, vị trí đắc địa và hạ tầng giao thông đồng bộ là 2 yếu tố giúp bất động sản khu đông Hà Nội đang trở thành "miếng bánh hấp dẫn" với các chủ đầu tư.