Suy thoái sẽ là cái giá cho việc siết chặt chính sách tiền tệ
Triển vọng lạm phát rõ ràng đang làm dấy lên lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ siết chặt chính sách tiền tệ bằng các đợt tăng lãi suất. Một số nhà hoạch định chính sách thừa nhận đã kích thích quá mức nền kinh tế để phục hồi từ đại dịch bằng chính sách tiền tệ lỏng lẻo.
Những lo ngại gần đây tăng lên sau những báo cáo cho thấy hoạt động kinh tế bất ngờ thu hẹp trên khắp nước Mỹ và khu vực đồng euro.
Hiện tại, các ngân hàng trung ương ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và mới nổi không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiếp tục tăng lãi suất khi lạm phát vẫn chưa đạt tới đỉnh điểm. Bloomberg cho hay, lạm phát toàn cầu quý II tăng từ 9% lên 9,3% trong quý II trước khi trở lại mức 8,5% vào cuối năm.
Tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ đang khiến mục tiêu hạ cánh mềm trở nên khó khăn hơn. Các nhà kinh tế của ngân hàng Citi dự báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu là 50% trong khi các nhà kinh tế của Bank of America cảnh báo một cuộc suy thoái nhẹ trong năm nay ở Mỹ khi các điều kiện kinh tế đang xấu đi hơn so với dự kiến khiến việc hạ cánh mềm khó đạt được hơn.
Theo khảo sát của Bank of America, niềm tin của nhà đầu tư trong việc các chinh sách có thể giúp nền kinh tế tránh được suy thoái đã sụp đổ. Kỳ vọng lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại trong khi kỳ vọng suy thoái đang ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch xảy ra làm giảm tốc nền kinh tế vào tháng 5/2020.
Niềm tin của nhà đầu tư rằng nền kinh tế có thể tránh được suy thoái phần nào đã suy giảm. Kỳ vọng lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại trong khi kỳ vọng suy thoái ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch giảm tốc vào tháng 5 năm 2020, theo khảo sát hàng tháng của người quản lý quỹ của Bank of America.
Dario Perkins, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại TS Lombard, cho biết trong khi thị trường lao động vẫn mạnh, các ngân hàng trung ương vẫn cần phải thận trọng.
Ông nói: “Chúng ta đang trên con đường thắt chặt chính sách quá mức. Điều đáng lo ngại là các nhà hoạch định lúng túng trước lạm phát khiến việc thay đổi chính sách có thể đi quá xa và gây ra những thiệt hại không đáng có cho nền kinh tế thế giới".
Một số quan chức đã bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng lãi suất, trong đó có Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Thành phố Kansas, Esther George, người đã cảnh báo trong tháng này rằng việc gấp rút thắt chặt chính sách có thể phản tác dụng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm. Đây là lần tăng đầu tiên trong 11 năm và mức tăng cao nhất kể từ năm 2000.
Ngân hàng Trung ương Anh đang xem xét động thái 50 điểm cơ bản, trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuộc họp 27/7. Trong một động thái quyết liệt hơn, ngân hàng trung ương Canada đã gây sốc khi tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã nâng lãi suất lên 75 điểm cơ bản, mức tăng chi phí đi vay lớn nhất trong gần hai thập kỷ, trong khi Philippines trong tháng này gây bất ngờ với việc tăng 75 điểm cơ bản đột xuất.
Chưa thể chiến thắng lạm phát, các quan chức giờ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn trong việc khôi phục niềm tin của người dân.
Tại Vương quốc Anh, Thống đốc BOE Andrew Bailey đã phải chịu những chỉ trích đổ lỗi cho ngân hàng vì đã hành động qua chậm trễ. Thống đốc ngân hàng Riksbank của Thụy Điển, Stefan Ingves trong tháng này thừa nhận rằng ngân hàng đã có một "năm tồi tệ" sau tháng thứ 9 lạm phát vượt quá dự báo.
Chính phủ Australia đã công bố đánh giá Ngân hàng Trung ương trong bối cảnh tổ chức này gần đây bị chỉ trích về việc không thể kiểm soát lạm phát. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia Philip Lowe đã thừa nhận rằng việc kích thích quá mức trong đại dịch đã làm tăng thêm áp lực về giá.
Ông nói trong một bài phát biểu: “Mặc dù cách tiếp cận này được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế có thể tránh được một số vết sẹo về lâu dài, nhưng nó đã góp phần vào áp lực lạm phát nặng nề". Điều này buộc ông, giống như nhiều người đứng đầu các ngân hàng trung ương khác phải đánh đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế để kiềm chế giá cả.
"Lạm phát dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi được cải thiện", Ravi Menon, giám đốc điều hành của Cơ quan Tiền tệ Singapore, cho biết tại một cuộc họp báo ngày 19/7. "Cần phải giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế" để khôi phục sự ổn định toàn cầu.
Trong một cảnh báo dành cho các ngân hàng trung ương về những gì có thể xảy ra phía trước, ngân hàng Citi cho biết nền kinh tế tăng trưởng chậm lại nhanh hơn dự kiến của FED và nhắc nhở FED cần đứng vững vàng trên đôi chân của mình và chuẩn bị cho những kịch bản có thể xảy ra.
Tại cuộc họp gần đây giữa các giám đốc tài chính và giám đốc ngân hàng trung ương từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới, các quan chức đã đổ lỗi cho Nga về làn sóng lạm phát toàn cầu và triển vọng tăng trưởng xấu đi đáng kể, hơn là các sai sót về chính sách và dự báo của chính họ.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác có góc nhìn thông cảm.
Selwyn Cornish, một chuyên gia về lịch sử chính sách kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, lập luận rằng các sự kiện trong những năm gần đây bao gồm đại dịch, xung đột và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã gây thêm rắc rối cho các ngân hàng trung ương.
"Làm thế nào để chúng ta có thể dự báo các vấn đề kinh tế chính xác và đầy đủ. Cần phải thận trọng trước khi phê phán", Sayuri Shirai, cựu thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Nhật Bản, cho biết, "Một vòng xoáy đòi hỏi tăng lương hoặc giá cao cố thủ sẽ làm xói mòn niềm tin.
Bà nói: “Một khi điều này xảy ra, các ngân hàng trung ương sẽ mất uy tín. Vì vậy, mặc dù việc tăng lãi suất hiện tại sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng họ phải