EU đã từ bỏ kế hoạch áp giá trần lên khí đốt của Nga vì nhiều thành viên ở Trung và Đông Âu lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ dừng hoàn toàn nguồn cung.
Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh trong thời gian tới, EU cần một chính sách tài khóa thận trọng, kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong bối cảnh khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang “vắt kiệt” nguồn tài chính của các hộ gia đình bình thường và có thể dẫn tới tình trạng mất điện và đóng cửa nhà máy trong những tuần tới. Nhiều nhà kinh tế cảnh báo suy thoái đang đến gần.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu dự kiến sẽ phải thực hiện một loạt các đợt tăng lãi suất và hy sinh tốc độ tăng trưởng của khu vực trong bối cảnh lạm phát tiếp tục leo thang, chi phí sinh hoạt đang tăng và có nguy cơ tăng cao hơn nữa.
Các nước châu Âu đang đối mặt với chi chí năng lượng cao vút do giá khí đốt tăng mạnh sau khi EU áp hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga và Moscow tung đòn đáp trả.
Theo kế hoạch, ngày 30/8, các bộ trưởng Đức sẽ thảo luận về một số giải pháp để đối với việc giá năng lượng tăng cao và giảm thiểu hóa đơn thanh toán cho các hộ gia đình.
Giám đốc điều hành của các tập đoàn năng lượng hàng đầu và lãnh đạo châu Âu đều đưa ra những cảnh báo về việc khủng hoảng năng lượng sẽ còn kéo dài trong nhiều năm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng khiến lạm phát nhảy vọt trên toàn thế giới và có xu hướng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Điều này tạo ra thách thức cho các nhà đầu tư trong việc chọn cổ phiếu phù hợp để đổ tiền.
Giá điện tại châu Âu đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong ngày 26/8, báo hiệu một mùa đông khó khăn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang gây ra nhiều thiệt hại kinh tế trên khắp châu lục này.
Trong khuôn khổ chuyến công du Canada, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 23/8 bày tỏ mong muốn Canada tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, nhưng ông cũng thừa nhận việc thiếu cơ sở hạ tầng và các đề án kinh doanh chưa được kiểm chứng đang cản trở việc thúc đẩy nguồn cung này.