5 đồng tiền ảo phổ biến nhất hiện nay
Tiền ảo, tiền kỹ thuật số là gì?
Tiền ảo, hay tiền kỹ thuật số là một phát minh của thời kỳ Internet. Về cơ bản, chúng ra đời khi một người nào đó nảy ra suy nghĩ “tại sao chúng ta không tạo ra một hệ thống tiền không bị ràng buộc bởi yếu tố địa lý, như trên mạng Internet”.
Giống với các loại tài sản khác (như chứng khoán hay bất động sản), giá của tiền ảo có thể biến động, tạo ra những tỷ phú bất chợt nhưng cũng có thể là khoản đầu tư nguy hiểm.
Hiện tại, có đến hơn 3.000 loại tiền ảo tồn tại. Dưới đây là 5 loại tiền ảo phổ biến nhất thế giới hiện nay:
Bitcoin (BTC)
Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 8/2017, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá hơn 100 tỷ đô la Mỹ - là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.
Bitcoin ra đời năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto – một người khá bí ẩn. Giá trị thị trường của Bitcoin ở mức trên 10 tỷ USD (tháng 6/2016), lớn hơn tất cả các loại tiền ảo khác cộng lại. Với nhiều người, nhắc đến tiền ảo là nhắc đến Bitcoin. Vì giá trị thương hiệu của nó, tất cả loại tiền ảo còn lại được coi là “alt-coin” – loại tiền ảo thay thế cho Bitcoin.
Ethereum (ETH)
Ethereum được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin, chàng sinh viên 21 tuổi khi ấy đã bỏ ngang đại học. Sinh ra tại Nga và lớn lên ở Canada, anh chàng đùa rằng mình có quốc tịch là Cathay Pacific Airlines do lịch đi lại và làm việc của mình.
Điểm đặc biệt của Ethereum là đồng tiền này được thiết kế để làm được nhiều việc, không chỉ đơn thuần là đồng tiền kỹ thuật số. Mạng lưới máy tính liên kết với Ethereum có thể được sử dụng để thực hiện các công việc tính toán, giúp người ta có thể chạy ứng dụng máy tính trên một mạng lưới hay còn gọi là ứng dụng phân quyền. Điều đó đã dẫn đến lượng lớn lập trình viên nghiên cứu phần mềm dạng này.
Một số tập đoàn lớn trên thế giới cũng đang xây dựng các chương trình dựa trên Ethereum, bao gồm công ty khai thác mỏ BHP Billiton với chương trình quản lý nguyên liệu, hay JPMorgan đang phát triển hệ thống giám sát giao dịch.
Trong vài tháng vừa qua, hơn 100 công ty đã tham gia hiệp hội phi lợi nhuận tên gọi Enterprise Ethereum Alliance, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Toyota, Merck, Samsung nhằm xây dựng công cụ có thể tận dụng khả năng của Ethereum trong môi trường doanh nghiệp.
Litecoin (LTC)
Litecoin ra mắt tháng 9/2011 bởi cựu nhân viên Google Charles Lee, như một sản phẩm thay thế Bitcoin. Người dùng cũng có thể khai thác, sử dụng nó để trao đổi lấy sản phẩm và dịch vụ.
Litecoin là một dạng tiền tệ ngang hàng của mạng Internet cho phép thanh toán tức thời, và gần như miễn phí cho bất kỳ ai trên thế giới. Litecoin là một mạng lưới thanh toán toàn cầu dựa trên mã nguồn mở và có tính chất phân tán thuần túy không cần có bất cứ thực thể quản lý trung tâm nào. Mạng lưới được bảo đảm bằng các định luật toán học và giúp từng người kiểm soát được tài chính của chính mình. Nhờ có sự hỗ trợ đáng kể trong ngành công nghiệp, khối lượng giao dịch và tính thanh khoản, Litecoin là một phương tiện trung gian thương mại đã qua thử thách bên cạnh Bitcoin.
Monero (XMR)
Monero (XMR) là một loại tiền tệ mã hóa phân cấp tương tự như Bitcoin, nhưng với một tập trung mạnh hơn về quyền riêng tư và sự phân cấp, cũng như với một cách tiếp cận khác nhau đối với khả năng mở rộng. Từ "monero" được lấy từ ngôn ngữ Esperanto và có nghĩa là "tiền tệ" hay "đồng xu".
Không giống như nhiều tiền tệ mã hóa khác, như Litecoin chỉ tách ra từ Bitcoin và chỉ thay đổi mã chút ít. Monero được lập trình lại từ đầu. Mã này đã được công nhận, trong số những người khác, bởi Vladimir J. van der Laan, người duy trì chính của Bitcoin. Monero dựa trên giao thức CryptoNote và do đó có sự khác biệt đáng kể so với các loại tiền tệ mã hóa dựa theo Blockchain khác. Sự khác biệt chính là việc giấu tên mạnh mẽ, thuật toán cho CPU tối ưu hóa proof-of-Work (phân cấp), việc điều chỉnh liên tục Mining Difficulty hoặc thuật toán cho phù hợp với kích thước khối (khả năng mở rộng).
Ripple (XRP)
Ripple (XRP) là một dự án starup được ông lớn Google hậu thuẫn, sử dụng nền tảng công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) nhằm hỗ trợ tăng tốc độ xử lý các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng với nhau. Vừa qua Ripple đã có một cuộc vận động rót vốn khá thành công trong đó có khá nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư hùng mạnh như Accenture Ventures, Standard, Ngân hàng thương mại Siam (Thái Lan), SCB Digital Ventures và SBI Holdings (Nhật Bản). Số tiền mà Ripple coin huy động được trong đợt này lên tới 55 triệu USD.
Tiền Ripple đã cam kết với người dùng rằng công nghệ của họ có hể giúp các ngân hàng giảm được chi phí hoạt động lên tới 33% trong toàn bộ quá trình này, và cho phép bên chi tiền chuyển với số lượng cực lớn trong tích tắc. Chính vì sự khác biệt giữa “vài giây” và “vài ngày” nên món đầu tư này quá hấp dẫn đối với hầu hết ngân hàng. Tiền ảo Ripple ngày nay đã trở thành đối tác của gần 50 ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới.
Theo Alexfortin