Chuyển đổi văn phòng cho thuê có thể là hướng đi mới giải quyết tình trạng thiếu nhà ở hậu COVID-19

14:49 | 03/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hậu dại dịch COVID-19, thị trường bất động sản phải chịu tình trạng ế ẩm, đặc biệt là phân khúc văn phòng cho thuê. Do đó, tại châu Á đã có không ít kế hoạch chuyển đổi không gian thương mại thành nhà ở.
Theo SCMP, các chuyên gia bất động sản nhận định rằng đại dịch COVID-19 đã gia tăng áp lực lên thị trường và chính phủ các nước trước tình trạng thiếu hụt nhà ở. Dù vậy, điều này cũng mở ra một cơ hội mới để các chủ đầu tư tự do hơn trong việc chuyển đổi các văn phòng trống khách, ế ẩm hậu đại dịch.
 
Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở với văn phòng cho thuê
 
Vào tháng 11 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc cho hay họ sẽ tạo ra thêm 114.000 căn nhà cho dự án nhà ở công trong vòng 2 năm tới thông qua việc mua lại các khách sạn và văn phòng trống rồi cải tạo thành nhà ở. Tương tự, Singapore đang lên kế hoạch cải tạo văn phòng cũ tại các khu trung tâm kinh tế (CBD) với nhiều ưu đãi nhằm mục đích chuyển đổi hợp lý không gian bãi đậu xe trống thành nhà ở, nhà hàng, cửa hàng mua sắm...
 
Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở với văn phòng cho thuê
 
Phó Giám đốc Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) Justin Eng cho hay: "Chính phủ và chủ đầu tư trong khu vực đang xem xét việc chuyển đổi không gian thương mại thành nhà ở. Xu hướng này đã xuất hiện từ trước khi xảy ra COVID-19 nhưng ngày càng được đẩy mạnh hơn".
 
Trong một cuộc khảo sát mới đây tại Singapore, 8/10 nhân viên cho hay họ thích làm việc tại nhà hoặc có việc sắp xếp linh hoạt giữa văn phòng và nhà ở. Điều này cho thấy trong tương lai sẽ có thêm nhiều văn phòng và bãi đỗ xe vắng bóng người ở thành phố thiếu đất này. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đã ban hành cách lệnh hạn chế di chuyển giữa đại dịch, khiến các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp muốn giảm bớt nhân công làm việc ở văn phòng hơn.
 
Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở với văn phòng cho thuê
 
Trên thực tế, việc chuyển đổi không gian thương mại cũ hoặc không sử dụng thành nhà ở không phải là điều gì quá mới lạ. Trước đó, vào những năm 1990, New York (Mỹ) cũng đã triển khai một kế hoạch tương tự cung cấp các khoản giảm thuế để chuyển đổi. Theo Eng, kế hoạch khuyến khích chuyển đổi văn phòng sẽ khả thi hơn khi chuyển sang biến khách sạn và căn hộ dịch vụ thành nhà ở. "Bởi vì chuyển đổi văn phòng sang nhà ở sẽ tốn nhiều thời gian hơn và tốn tiền hơn, trong khi chi phí thêm vào khiến việc chuyển đổi không khả thi về mặt tài chính."
 
Người đại diện Cơ quan Tái phát triển Đô thị của Singapore cho hay họ đã nhận được nhiều phản hồi đề xuất cho các kế hoạch chuyển đổi này: "Với tình hình ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà hơn, nhu cầu về các khu trung tâm có mục đích sử dụng hỗn hợp có thể dành cho nhiều người sinh sống hơn sẽ tăng lên".
 
Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở với văn phòng cho thuê
 
Dù vậy, đây không phải là hướng đi hoàn hảo giải quyết vấn đề nhà ở cho các nước trên thế giới. Chẳng hạn như tại Ấn Độ, vào tháng 7 trước đó chính phủ nước này đã đưa ra một kế hoạch xây dựng nhiều nhà ở vừa túi tiền hơn, khi mà nguồn cung không gian văn phòng cao cấp vẫn đang bị thiếu hụt tại các thành phố lớn, trong khi giá bất động sản vẫn tăng cao (theo chủ tịch của Anarock Property Consultants, Anuj Puri).
 
Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở với văn phòng cho thuê
 
"Có lẽ sẽ khả thi hơn nếu biến các văn phòng trống trở thành nhà kho cho các công ty thương mại điện tử, thị trường đang trở thành điểm sáng ngay cả trong đại dịch", ông Puri cho hay. Giảng viên quy hoạch đô thị và mô trường tại ĐH Griffith (Úc) Tony Matthews nhận định: Việc chuyển đổi văn phòng cho thuê thành các cơ sở sản xuất hiện đại như xưởng in 3D, trường học thẳng đứng hay nông trại đô thị sẽ là những hướng đi khả thi hơn. Nguyên nhân là ngoài việc tiềm ẩn khó khăn và tốn kém, việc chuyển đổi văn phòng thành nhà ở có thể sẽ đem lại nhiều "hậu quả tiêu cực tới xã hội".
 
Chẳng hạn như kế hoạch tái phát triển các văn phòng cũ và cửa hàng tại Anh đã tạo ra hơn 65.000 căn hộ, nhưng sau đó đã trở thành một "thảm họa" sau đó bởi thiếu hụt phương tiện giao thông công cộng và dịch vụ, chưa phát triển kịp thời hạ tầng xã hội. Theo Matthews: "Bề ngoài kế hoạch ấy có vẻ là một ý tưởng hay khi có thể tận dụng hiệu quả không gian và tài nguyên. Thế nhưng, trên thực tế, trải nghiệm thường sẽ khá khác biệt".
 
 
 
Linh Chi (t/h)