Khu vực miền Trung sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng vùng áp thấp trên biển
Theo bản tin dự báo, hồi 13 giờ ngày 22/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 12,2-13,2 độ Vĩ Bắc; 114,5-115,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180 km về phía Bắc Đông Bắc. Dự báo trong 12 giờ tới vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13 giờ ngày 23-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 340 km, cách bờ biển Bình Định khoảng 240 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 12-24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 16,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sau đó suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây Kinh Tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động mạnh; ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển vào đất liền nên từ ngày 23 đến 24-9 khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Các tỉnh Kon Tum và Gia Lai mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 200 mm/đợt, có nơi trên 250 mm/đợt.
Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy rai tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ ở vùng trũng, thấp, ven sông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mùa bão năm nay sẽ có từ 10 - 13 cơn bão hoạt động trên Biển Đông, xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.
Dự báo sớm về tình hình mưa bão chính là cơ sở để lập kế hoạch, phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. chủ động đề phòng và di dân sớm nhất khi cần thiết
Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã cung cấp thông tin dự báo mới nhất về diễn biến mùa bão năm 2021.
Đến thời điểm hiện tại, việt nam đã ghi nhận 5 cơn bão biển, rất may chưa có thiệt hại về người.
Năm 2020 là một năm mà cả nước chịu thiệt hại nặng nề nhất do thiên tai gây ra.
Về người: 340 người chết, mất tích (275 người chết, 65 người mất tích, trong đó: bão 25; lũ 97; sạt lở đất 130; lốc sét, mưa đá 54; thiên tai khác 34) và 819 người bị thương;
- Về nhà ở: 3.276 nhà sập, 280.766 nhà bị hư hại, tốc mái; 414.451 nhà bị ngập.
- Về nông nghiệp: 171.337 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 49.658 con gia súc, 3.366.417 con gia cầm chết, cuốn trôi.
- Về thủy lợi: 550km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 115km bờ biển, sông bị sạt lở.
- Về giao thông: 881km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 3,17 triệu m3.
Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.449 tỷ đồng.