Ngày 16/5, một quan chức thành phố Thượng Hải cho biết trung tâm tài chính của Trung Quốc này đặt mục tiêu từ ngày 1/6 tới trở lại cuộc sống bình thường, sau khi tuyên bố 15 trong số 16 quận trên địa bàn thành phố không còn ca mắc COVID-19 bên ngoài các khu cách ly.
Mỹ và Liên minh châu Âu đang tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm để ứng phó với các hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ và các quốc gia khác để tránh nguy cơ rủi ro an ninh lương thực toàn cầu.
Trung Quốc đã báo cáo sự sụt giảm doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với dự kiến của các nhà phân tích.
Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay, bất chấp những rủi ro từ căng thẳng địa chính trị, gián đoạn do những chính sách phòng dịch nghiêm ngặt gây suy yếu nền kinh tế của nước này. Theo các nhà quan sát thị trường, Trung Quốc có thể sẽ gánh thêm nợ khi cố gắng đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình.
Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Seiji Kihara cho biết Nhật Bản không có kế hoạch rút khỏi hai dự án năng lượng lớn ở ngoài khơi đảo Sakhalin của Nga và chính sách này không đi ngược với các biện pháp trừng phạt mà Nhật Bản áp đặt đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine (U-crai-na).
Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc cũng sẽ sớm công bố "danh sách trắng" thứ ba, gồm hơn 820 công ty tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, có thể hoạt động trở lại.
Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) Mohsen Khopjasteh Mehr ngày 14/5 cho biết công ty này có thể ngay lập tức tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu nếu các vấn đề quốc tế mà nước Cộng hòa Hồi giáo phải đối mặt được giải quyết.