Ngân hàng ACB-lợi nhuận tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước
Ngân hàng ACB-lợi nhuận tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.616 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng nói, lợi nhuận quý III của ACB gần như đi ngang không phải do tình hình kinh doanh đi xuống mà chủ yếu bởi ngân hàng đã mạnh tay trích lập dự phòng. Chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ đã tăng mạnh lên 820 tỷ đồng, tức gấp 5 lần so với quý III/2020.
Trong khi đó, các mảng kinh doanh chính vẫn cho thấy sự tăng trưởng tốt: Thu nhập lãi thuần tăng 24,4% lên 4.521 tỷ đồng; lãi thuần mảng dịch vụ tăng 29,3% lên 636 tỷ đồng.
Nổi bật, hai mảng kinh doanh phụ là chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đem về cho ACB lần lượt là 183 tỷ đồng và 92 tỷ đồng lãi thuần trong kỳ, gấp 10,5 và 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro của ACB tăng gấp 4 lần năm ngoái lên 2.812 tỷ đồng. Dù vậy, sau khi trừ đi, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn còn 8.968 tỷ đồng, tăng trưởng 40%.
Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản của ACB đạt 479.309 tỷ đồng, tăng 7,8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8% lên 336.492 tỷ đồng. Với việc nâng quỹ dự phòng rủi ro cho vay lên 5.580 tỷ đồng (tăng 89%), nên khi nợ xấu có tăng 53,4% lên 2.822 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn tăng từ 160,3% lên 197,7%.
Nợ xấu của ACB trong 9 tháng đầu năm tăng chủ yếu tại nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (tăng 201%) và nợ nghi ngờ (tăng 76,1%).
Ngân hàng có vị chủ tịch trẻ nhất Việt Nam
Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978 trong gia đình có truyền thống làm ngân hàng, là con ông Trần Mộng Hùng – một trong những người sáng lập và giữ chức chủ tịch ACB trong thời gian dài, còn mẹ là bà Đặng Thu Thủy cũng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà băng này.
Theo giới thiệu của ACB, ông Huy tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ, Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh- Đại học Golden Gate - Hoa Kỳ (2011).
"Đế chế" ACB được gây dựng bởi nhóm cổ đông, trong đó bố đẻ của ông Trần Hùng Huy là ông Trần Mộng Hùng cũng từng là Chủ tịch hội đồng sáng lập ACB, giữ vị trí Tổng giám đốc ngân hàng trong 2 năm từ 1993-1994, Chủ tịch HĐQT trong suốt 15 năm từ 1994 đến 2008.
Năm 2008, ông Hùng rút về hậu trường với vai trò cố vấn quản trị. Năm 2012 sau "biến cố" bầu Kiên, ông Trần Hùng Huy bất ngờ đảm nhiệm vị trí ghế nóng Chủ tịch ACB khi mới chỉ 34 tuổi. Đến tháng 4/2013 ông chính thức được bầu làm chủ tịch ngân hàng này.
Bước ngoặt lớn của sự nghiệp cá nhân cũng như của chính ACB khiến bản thân ông Huy cũng phải thừa nhận mình “chưa chuẩn bị gì” cho việc nắm giữ vị trí cao nhất tại ACB.
Trong số các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, ông Trần Hùng Huy cũng là người đầu tiên "kế nghiệp" cha mình (ông Trần Mộng Hùng - nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT) để trở thành vị Chủ tịch HĐQT kế tiếp của ACB. Thế nhưng, chuyện "kế nghiệp" của ông Huy thì không giống kiểu "cha truyền con nối" như mọi người vẫn nghĩ.
Trên thực tế, khi về nước và vào ACB làm việc, ông Hùng Trần Huy "không nghĩ có ngày mình sẽ ngồi vào chiếc ghế đó" dù cha là người sáng lập, cũng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng. Lý do rất đơn giản, ACB là một công ty niêm yết với hàng chục nghìn cổ đông. Việc trở thành người đứng đầu HĐQT của ngân hàng cổ phần số 1 Việt Nam (lúc đó), với hàng loạt các thành viên gạo cội trong giới tài chính (cả trong nước và nước ngoài) thì không thể chỉ là con của người sáng lập.
Vào thời điểm đó, dù không được chuẩn bị nhưng ông Huy đứng giữa 2 lựa chọn, "một là đón nhận một thách thức dù không biết mình có đủ sức hay không, hai là đứng qua một bên". Và ông Huy đã đón nhận thách thức "với cả niềm tự hào xen lẫn lo lắng".
Tiếp quản "ghế nóng" đúng thời điểm ACB rơi vào giai đoạn khủng hoảng và khó khăn, phía sau là bệ đỡ của người cha kỳ cựu, doanh nhân trẻ Trần Hùng Huy cùng cộng sự dần đưa ACB từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
Sau đó 6 tháng, lần đại hội cổ đồng kế tiếp của năm 2013 và những kỳ họp tiếp theo, ông Huy vẫn tiếp tục ngồi "ghế nóng". Có lẽ những kết quả kinh doanh ở ACB là lý do để cổ đông và các thành viên HĐQT tiếp tục lựa chọn vị chủ tịch tuổi ngựa (sinh năm 1978) "ngồi yên chiến mã".
Có lẽ những kết quả kinh doanh ở ACB là lý do để cổ đông và các thành viên HĐQT tiếp tục lựa chọn ông.
Hiện Chủ tịch ACB hiện tại đang nắm giữ trong tay số lượng 74,071,670 cổ phiếu mã ACB của chính ngân hàng này tính đến ngày 20/8/2020, chiếm tỷ lệ 03.43%. Với số cổ phiếu này, giá trị tài sản của ông Trần Hùng Huy trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 2,685.1 tỷ đồng, theo giá trị cổ phiếu được cập nhật đến ngày 10/5/2021.
Cũng tại ngân hàng này, mẹ của ông Huy là bà Đặng Thu Thủy - người nắm giữ số lượng 25,817,788 cổ phiếu mã ACB tính đến ngày 20/8/2020, với giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 935.9 VNĐ, theo giá trị cổ phiếu được cập nhật đến ngày 10/5/2021.