Thị trường homestay du lịch ế ấm, nhà đầu tư điêu đứng hậu dịch COVID-19

15:23 | 13/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dịch bệnh COVID-19 diễn ra khiến ngành du lịch trì trệ, thị trường homestay du lịch cũng chịu cảnh tương tự khi không có khách thuê.

Thị trường ế ẩm

 
Đại dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát và lây lan trên toàn thế giới khiến rất nhiều ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng, trong đó có ngành du lịch. Du khách nước ngoài không thể đi du lịch quốc tế, ngay cả việc du lịch nghỉ dưỡng trong nước cũng bị hạn chế khiến thị trường homestay du lịch điêu đứng.
 
Thị trường homestay du lịch ế ấm hậu COVID-19
 
Thông thường vào đầu tháng 11, bến phà Ô Môi luôn nhộn nhịp đón khách về tham quan, du lịch tại khu sinh thái miệt vườn xứ cù lao Ông Hồ tại xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long xuyên, tỉnh An Giang. Thế nhưng kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, lượng khách đến đây ngày càng thưa thớt, đìu hiu. Mô hình du lịch homestay ở các tỉnh, thành phố khác như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Vĩnh Long,... cũng chịu cảnh tương tự. Chủ homestay Phong Leven tại làng hoa Sa Đéc, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cho hay trước đó ông đón gần 300 lượt khách nước ngoài/tháng, hiện tại chỉ còn khoảng 20% lượt khách ghé thăm.
 
Chủ homestay Út Trinh ở tỉnh Vĩnh Long từng đạt chứng nhận "Homestay đạt chuẩn ASEAN" năm 2017-2019 Phạm Thị Ngọc Trinh cho hay: "Tôi có 3 homestay tại Vĩnh Long và 1 homestay ở Bến Tre, tổng cộng có 55 phòng. Giữa tháng 3, toàn bộ ngành du lịch đóng cửa do dịch bệnh. Đến ngày 30-4, chúng tôi mở cửa đón khách nội địa sau giai đoạn giãn cách xã hội. Nhưng rồi đến tháng 7, dịch đợt 2 bùng phát ở Đà Nẵng, chúng tôi chính thức bị "rút ống ôxy"."
 
Thị trường homestay du lịch ế ấm hậu COVID-19
 
Theo báo cáo của Công ty Dữ liệu và phân tích cho thuê ngắn hạn (AirDNA) vào tháng 9, trong năm 2019 Hà Nội có gần 14.500 căn homestay thị trường, tỷ lệ lấp đầy phòng trung bình là 50%. Thế nhưng kể từ khi xảy ra đại dịch, dịch vụ homestay gần như đóng băng. Anh Thiện (Hà Nội), chủ homestay KucKoo Home cho hay, trước khi xảy ra dịch COVID-19 anh có tới 120 phòng thuê, gần như lúc nào cũng kín khách, chủ yếu là khách thuê dài hạn. Sau khi xảy ra dịch, lượng khách chỉ đạt 50%, khách ghi nợ nhiều, ngay cả khi đã giảm tiền phòng và trả bớt phòng, lợi nhuận vẫn chịu cảnh âm nhiều tháng nay.
 

Thay đổi để thích nghi

 
Thị trường homestay du lịch ế ấm hậu COVID-19
 
Tuy nhiên, "cái khó ló cái khôn", không ít chủ nhà homestay đã chuyển sang một hướng đi mới. Trước đó, hầu như thị trường homestay chú trọng phục vụ khách Tây, nay nhiều cơ sở đã chuyển sang hình thức cho thuê dài hạn và nhắm đến các vị khách Việt. Giám đốc bộ phận Tư vấn và Đầu tư Khách Sạn JLL Adam Bury cho hay: "Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều đơn vị thuê căn hộ và bên cho vay, các bên đang nỗ lực hợp tác với nhau nhằm giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ. Nhiều chủ sở hữu phải tìm nguồn vốn mới để bình ổn hoạt động kinh doanh và giảm bớt tác động của suy thoái cho đến khi nhu cầu thị trường trở lại".
 
Thị trường homestay du lịch ế ấm hậu COVID-19
 
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhận định, hiện homestay là một loại hình giúp đa dạng hóa kinh doanh du lịch, phù hợp với đối tượng du khách thích trải nghiệm, khám phá văn hóa vùng miền hơn là nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, theo ông Đính: "Loại hình này đang phát triển theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ là chính nên tính chuyên nghiệp, quy củ, sự quản lý của Nhà nước đang rất lỏng lẻo. Vì vậy, loại hình này cần phải thay đổi để tồn tại, cần được nâng cấp quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo sự phát triển tốt nhất".
 
Thị trường homestay du lịch ế ấm hậu COVID-19
 
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã triển khai các hoạt động ưu đãi kích cầu du lịch nội địa để vượt qua tình cảnh khó khăn. Trong hai tháng 9-10, sau khi đợt bùng phát dịch thứ 2 tại Việt Nam được khống chế, nhu cầu du lịch của du khách tiếp tục tăng trở lại, công ty Vietravel cho biết họ đã phục vụ hơn 15.000 du khách nội địa. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, ông Nguyễn Khánh Hiệp cho biết ngành đã tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng Nhân dân địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ các đơn vị, công ty làm du lịch, bao gồm cả đơn vị kinh doanh mô hình homestay. Ông Hiệp nói: "Trước mắt, An Giang cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch về cơ chế chính sách. Riêng mặt tài chính thì sẽ được xem xét mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp vào kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh cuối năm nay."
 
 
 
Linh Chi (t/h)