Chuyên gia nhận định thị trường bất động sản đang bất ổn khi giá địa ốc tăng cao. Một số khu vực ở Hà Nôi, đất nền tăng từ 10 triệu đồng/m2 lên 200 triệu đồng/m2.
Theo TS. Trần Du Lịch, việc đầu cơ đất đai đã đẩy giá lên cao, tạo nên cái gọi là "giá đất thị trường" vượt sức chịu đựng của người dân, nền kinh tế và doanh nghiệp.
Phát biểu tại Phiên Hội thảo chuyên đề “Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, GS.TSKH Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu những bất cập cần hoàn thiện chính sách đất đai phù hợp với ngữ cảnh mới, đặc biệt là vấn đề khung giá đất.
Huyện Đông Anh (Hà Nội) tiếp tục đấu giá 20 thửa đất có diện tích từ 52,71 m2/thửa đến 129,55 m2/thửa, có mức giá khởi điểm từ 26,5 đến 64,3 triệu đồng/m2.
Tại cuộc họp báo về chương trình Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra sáng 15/9, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, không dễ xác định giá đất theo thị trường nên mục tiêu là xử lý hài hoà chứ không thể nào đưa ra một giá đất thỏa mãn được mọi lợi ích của các đối tượng chịu tác động.
Công tác đấu giá quyền sử dụng đất luôn được lãnh đạo huyện Mê Linh (Hà Nội) quan tâm chỉ đạo nhằm góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà cho biết, giá đất sẽ tăng hơn so với thời kỳ áp dụng khung giá đất nhưng không ảnh hưởng lớn tới giá đất liên quan với nhà đầu tư hiện nay.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc áp dụng bảng giá đất hàng năm sát với giá thị trường do địa phương ban hành sẽ giúp người dân có lợi khi thu hồi đất, đền bù và bản thân nhà nước cũng có nguồn thu từ các nghĩa vụ tài chính do người dân đóng góp.