Bất động sản thương mại gặp khó, nhiều nhà bán lẻ phá sản vì COVID-19

14:03 | 23/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tại Mỹ, có ít nhất 30 hãng bán lẻ đã phải nộp đơn phá sản vì lỗ nặng do COVID-19 khiến bất động sản thương mại gặp khó.
Theo thông tin từ S&P Global, tính đến tháng 10/2020, có tới 46 nhà bán lẻ đã phải làm đơn phá sản. Thậm chí, các chuyên gia nhận định con số này sẽ không sụt giảm mà thập chí còn gia tăng ngay cả khi sắp đến mùa lễ hội mua sắm lớn như Black Friday, Giáng sinh,... do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Điều này đã khiến thị trường bất động sản thương mại gặp khó, đặc biệt là phân khúc bán lẻ.
 
Bất động sản thương mại gặp khó vì COVID-19
 
Các nhà phân tích cho rằng, một làn sóng "phá sản" khác có thể sẽ tiếp tục xảy ra, đặc biệt là vào dịp lễ hội cuối năm sắp tới. Điều này còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các hãng bán lẻ trong những tháng cuối năm 2020. CEO của Hiệp hội Quản lý Xoay vòng Scott Stuart cho hay: "Bạn cho rằng Giáng sinh sẽ cứu các nhà bán lẻ? Điều này vẫn chưa chắc chắn". Dự báo của các nhà phân tích vẫn chưa chắc chắn, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi về sự thành công trong kinh doanh mùa dịch, đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát và lây lan tại nhiều nước trên thế giới, có thể ảnh hưởng tới niềm tin và thói quen cảu người tiêu dùng.

Bất động sản thương mại gặp khó vì COVID-19
 
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng không ít người tiêu dùng đang hiểu nhầm về khái niệm phá sản. Họ cho rằng khi một thương hiệu hoặc tập đoàn nộp đơn phá sản, họ sẽ biến mất khỏi thị trường, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Nhiều công ty, doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh. Do đó, việc các nhà bán lẻ làm đơn phá sản có khả năng là để tái cấu trúc mà không ảnh hưởng tới hợp đồng cho thuê và cũng không bị phạt khi có ý định thu gọn danh mục đầu tư bất động sản.
 
Bất động sản thương mại gặp khó vì COVID-19
 
Dù vậy, việc nhiều hãng bán lẻ làm đơn phá sản và quyết định đóng cửa cửa hàng đã khiến các chủ sở hữu trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm chịu áp lực lớn. Khi các công ty bán lẻ nộp đơn phá sản, họ thường cắt giảm các tài sản không sinh lời, những gánh nặng nợ nần, các hạng mục không cần thiết,... để tránh bị lỗ vốn. Đặc biệt, khủng hoảng do dịch COVID-19 đã khiến xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, chuyển sang thương mại điện tử thay vì mua sắm trực tiếp ở các cửa hàng, siêu thị,... Điều này dẫn đến kinh doanh bán lẻ ngày càng ế ẩm, các công ty đành phải đóng cửa hàng, trả mặt bằng tại các trung tâm thương mại. Điều này khiến thị trường bất động sản bán lẻ phải vật lộn với càng nhiều hậu quả của đại dịch, bên cạnh việc tiền thuê giảm, nhiều cửa hàng đóng cửa ngay tại các trung tâm thương mại lớn, số lượng công ty muốn mở thêm địa điểm mới giảm mạnh,...
 
Hiện tại, thị trường bất động sản thương mại nói riêng và bất động sản nói chung đang 'loay hoay' tìm lối thoát khi mọi phân khúc và hoạt động kinh doanh đều bị trì trệ, tạm dừng hoạt động. Các chuyên gia bất động sản nhận định, thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, chật vật thu hồi vốn hoặc chống lỗ thay vì tập trung vào phát triển, tăng trưởng. Dù vậy, Giám đốc điều hành Tập đoàn bán lẻ Neiman Marcus, Geoffroy van Raemdonck nhận định: "Đại dịch COVID-19 đang gây ra gián đoạn kinh doanh chưa từng có, nhưng nó cũng cho chúng tôi cơ hội để hình dung lại nền tảng và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình."
 
 
 
Linh Chi (t/h)