Chân dung người kế nghiệp đế chế `kiềng 3 chân` siêu khủng: Vàng - ngân hàng - bất động sản của DOJI
Chân dung thiếu gia kế nghiệp Tập đoàn DOJI
Tập đoàn DOJI do gia tộc họ Đỗ do ông Đỗ Minh Phú sáng lập và sở hữu, là doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đang dẫn đầu thị trường vàng miếng, xét theo doanh thu và nằm trong danh sách 750 doanh nghiệp gia đình lớn nhất thế giới năm 2019.
Tập đoàn này hiện có 6 công ty liên kết, bảy công ty trực thuộc, bằng chiến lược mua bán và sáp nhập, ông chủ Tập đoàn Doji Đỗ Minh Phú đã tạo nên một ‘hệ sinh thái” đồ sộ, với thế kiềng 3 chân có quy mô hàng tỷ đô la: vàng bạc đá quý, bất động sản, tài chính ngân hàng.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI
Ông Đỗ Minh Phú có 2 người con đều đang gắn bó với sự nghiệp của cha mình, một người là Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, còn một người là Phó chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc. Riêng "ái nữ" Đỗ Vũ Phương Anh còn đang là giảng viên tại ĐH Kinh tế ĐH Quốc gia Hà Nội, còn phu quân của cô là Giám đốc Học viện Viettel.
Ở Việt Nam, gia tộc họ Đỗ đã có 4 đời làm kinh doanh nhưng không phải có nghề gia truyền, gia bảo nào mà mỗi thế hệ đi theo một ngã rẽ khác nhau. Tuy nhiên theo chia sẻ của ông Đỗ Minh Phú, ông và các anh chị em được kế thừa từ thế hệ đi trước là máu lao động. Ai trong gia đình ông cũng làm việc chăm chỉ, tận tâm tận lực, luôn khao khát làm ra sản phẩm có giá trị và nếu đã làm điều gì phải cố tìm ra cách làm tốt nhất.
Ở Tập đoàn DOJI, người con trai của ông Đỗ Minh Phú là Đỗ Minh Đức sinh năm 1983, là Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VBĐQ DOJI, đồng thời là người kế nghiệp sáng giá của Ông Đỗ Minh Phú tại Tập đoàn DOJI.
Ba cha con ông chủ Tập đoàn DOJI
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Anh, ông Phú khuyên con mình học tiếp bằng Thạc sĩ về Marketing và một bằng chuyên ngành của Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA). Đến năm 2008, Đỗ Minh Đức trở thành Chuyên gia đá quý Quốc tế sau khi học và vượt qua nhiều kỳ thi khó khăn tại Viện Ngọc học Hoa kỳ GIA và trở thành Chuyên gia đá quý Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Đây có lẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất bởi anh phải học song song hai chương trình cho kịp hoàn thành kế hoạch tốt nghiệp. Thời gian chính của Đỗ Minh Đức chủ yếu là tập trung trên giảng đường, thư viện, trong phòng nghiên cứu, hỏi ý kiến các giáo sư, chuyên gia… Anh hay thiếu ngủ, thậm chí chẳng có tâm trí dành thời gian cho các hoạt động giải trí như những bạn bè cùng trang lứa khác.
Tổng giám đốc Đỗ Minh Đức đã đón nhận nhiều Bằng khen như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, của UBND TP Hà Nội… Đặc biệt, Anh đã có nhiều sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực vàng bạc đá quý, trang sức, được Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hà Nội đánh giá cao.
Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, Đỗ Minh Đức từng làm trợ lý cho cha mình trong 1 năm. Sau đó, anh được điều vào làm Giám đốc chi nhánh DOJI ở TP.HCM trong 3 năm. Đỗ Minh Đức đã khẳng định được bản lĩnh và tài năng của mình và tạo dấu ấn đưa thương hiệu DOJI tấn công mạnh mẽ vào thị trường vàng bạc đá quý cạnh tranh khốc liệt nhất Việt Nam.
Chân dung người kế nhiệm sáng giá của Tập đoàn DOJI - Đỗ Minh Đức
Ông Đỗ Minh Phú từng chia sẻ trên báo chí: "Minh Đức sẽ là người điều hành DOJI sau này, phụ trách mảng kinh doanh thì cần thực chiến với các trải nghiệm va đập hàng ngày. Làm giám đốc chi nhánh TP.HCM sẽ cho Minh Đức trải nghiệm sự tự chủ, phải chịu trách nhiệm, phải tính toán nhiều thứ… ra quyết định và chịu trách nhiệm về điều đó".
Hiện nay, tại DOJI, Đỗ Minh Đức phụ trách các mảng kinh doanh như Bán lẻ, Trang sức cao cấp, Marketing, Bất động sản... Anh được nhiều nhân viên dưới quyền đánh giá là một lãnh đạo dám nghĩ, dám làm và có tầm nhìn sâu rộng, thừa hưởng từ người cha của mình. Anh là người khá tín tiếng và ít khi xuất hiện trước truyền thông trừ các sự kiện lớn của Tập đoàn.
Tuy nhiên, Đỗ Minh Đức là người khá tín tiếng và ít khi xuất hiện trước truyền thông trừ các sự kiện lớn của Tập đoàn.
“Hệ sinh thái” của DOJI có gì?
Theo giới thiệu trên trang chủ, DOJI đang sở hữu 12 công ty thành viên, 5 công ty liên kết góp vốn và 50 chi nhánh, gần 200 trung tâm, cửa hàng trải dài trên toàn quốc cùng với hơn 400 đại lý, điểm bán.
Đối với vàng bạc đá quý, DOJI kiện toàn lĩnh vực này bằng loạt công ty thành viên hoạt động phủ khắp trong mọi quy trình từ khai thác, chế tác đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
Được biết, DOJI đang sở hữu nhiều viên đá quý có giá trị như: Đại Lam Ngọc – khối Saphia lớn nhất Việt Nam nặng 15 tấn; Bảo Hồng Ngọc – viên Ruby Sao thô quý hiếm nặng 18,88 kg; Hồng Ngọc Thiên Châu – khối đá chứa các tinh thể Ruby màu đỏ quý hiếm dày đặc bao trùm bề mặt đá và đặc biệt là “báu vật triệu đô” – viên Ruby Sao Hoàng Đế nổi tiếng thế giới.
DOJI thâu tóm Thế giới Kim cương
Trong cuộc đời kinh doanh của mình, ông Đỗ Minh Phú thực hiện nhiều vụ thâu tóm, sáp nhập ở những thời điểm khá đặc biệt. Trong 2 năm 2007-2008, thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều co cụm lại, ông Đỗ Minh Phú quyết định thâu tóm một số công ty trong ngành gồm SJC Hà Nội, SJC Đà Nẵng và Công ty cổ phần Đá quý và vàng Yên Bái để tái cấu trúc các công ty do mình sở hữu, đổi tên thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, phân chia thành 6 công ty thành viên.
Ngoài ra, DOJI còn tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng và dịch vụ ẩm thực.
Năm 2011, sau khi bán Công ty Diana thu về khoảng 184 triệu USD và trước làn sóng M&A ngân hàng, anh em họ Đỗ lập tức chọn mua Ngân hàng Tiên Phong, do Tập đoàn FPT sáng lập.
Thời điểm đó Ngân hàng Tiên Phong nằm trong danh sách 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu của NHNN. Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI và tập đoàn này đã đầu tư vào TPBank với tỷ lệ nắm giữ 20%.
Ngay sau khi tiếp quản ngân hàng ra đời năm 2008 này, hai anh em ông Đỗ Minh Phú – Đỗ Anh Tú đưa ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu thành ngân hàng có mức tăng trưởng 70% trong năm 2017. Ông Tú hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị TPBank.
Bên cạnh vàng bạc đá quý, tập đoàn của đại gia Đỗ Minh Phú còn có mối quan tâm đặc biệt với lĩnh vực bất động sản. Trong đó phải nhắc đến tòa nhà DOJI Tower tọa lạc tại số 5 Lê Duẩn, Hà Nội, cao 16 tầng và 3 tầng hầm với tổng diện tích sử dụng 18.883 m2 đang được DOJI sử dụng làm trụ sở chính.
Tại các thành phố lớn, DOJI hiện đang sở hữu nhiều tòa nhà có vị trí đắc địa như tòa nhà Ruby Plaza (số 44 Lê Ngọc Hân, Hà Nội), tòa nhà Ruby Tower (số 81-83-85 Hàm Nghi, quận 1, TP. HCM).
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI hiện cũng giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị TPBank
Tập đoàn của ông Đỗ Minh Phú cũng tích lũy được quỹ đất ấn tượng ở nhiều địa phương. Có thể kể đến một số dự án như: Khu đô thị Nam Vĩnh Yên có tổng diện tích 65,6 ha, tổng số vốn đầu tư 3.900 tỷ đồng; Dự án tổ hợp căn hộ cao cấp và condotel tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh mang tên The Sapphire Residence và Best Western Premium Sapphire Ha Long với tổng diện tích 4,7 ha, tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng. Hay dự án nghỉ dưỡng, sinh thái cao cấp Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có quy mô 220 ha, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Tháng 9/2019, tập đoàn này cũng được đồn đoán là nhà đầu tư đã thế chân TTC Land để trở thành chủ mới của dự án Trung tâm thương mại Hải Phòng Plaza.
Hải Yến
Xem thêm: Hành trình từ "ông vua" ngành bán lẻ tới ngày bị xóa sổ của thương hiệu Big C