Tuần báo Welt am Sonntag mới đây đưa tin cho hay các biện pháp trừng phạt của Nga đối với Gazprom chi nhánh Đức (Gazprom Germania) và các công ty con liên quan có thể khiến người nộp thuế và người sử dụng khí đốt ở Đức phải trả thêm 5 tỷ euro (5,4 tỷ USD) mỗi năm cho nguồn khí đốt thay thế.
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni cho biết các quốc gia thành viên trong khối sẽ được phép sử dụng tiền từ quỹ phục hồi của EU.
Trong kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga, châu Âu hướng tới mục tiêu tăng cường năng lượng sạch, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia khác và tiết kiệm năng lượng.
Giá dầu tăng do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận các công ty năng lượng. Gần đây, Saudi Aramco vừa báo cáo lợi nhuận ròng quý I tăng 82%, vượt dự báo của các nhà phân tích. Đây cũng là kỷ lục lợi nhuận quý của Aramco kể từ khi IPO đến nay.
Châu Âu đang tăng cường mua khí đốt với giá đặc biệt cao vì nhu cầu lấp đầy các cơ sở tích trữ trước khi mùa đông đến và nguy cơ Nga cắt nguồn cung xảy ra.
Ủy ban châu Âu hôm nay (4/5) đã đưa đề xuất về gói trừng phạt thứ 6 đối với Điện Kremlin, bao gồm việc cắt bỏ hoàn toàn dầu thô nhập khẩu từ Nga trong 6 tháng.
Năm 1997-1998, Bộ trưởng năng lượng Qatar từng thảo luận để trở thành nhà cung cấp khí đốt cho Đức nhưng bị từ chối bởi nguồn cung từ Nga rẻ hơn và được vận chuyển thuận tiện hơn qua các đường ống sẵn có. Phía Qatar lập luận rằng Đức cũng như châu Âu cuối cùng sẽ cần đa dạng các nhà cung cấp để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Sau hơn 2 thập kỷ, lập luận đó bây giờ trở nên đúng đắn.