Vòng đàm phán giữa Liên minh châu Âu EU và Anh bất ngờ có đột phá mới

10:32 | 29/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trước đó Liên minh châu Âu EU và Anh đã tái khởi động vòng đàm phán trực tiếp về thỏa thuận thương mại hậu Brexit trong nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh đã chính thứ
Theo Daily Telegraph, trong vòng đàm phán giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh chính thức rời EU vào ngày 31/1/2020 vừa qua, Liên minh châu Âu EUAnh đã bất ngờ có bước đột phá mới. Theo thông tin hiện có, Brussels đã chấp nhận đề xuất về giai đoạn chuyển tiếp liên quan tới quyền đánh bắt cá. Cụ thể: "Một bước đột phá giữa London và Brussels về nghề cá có thể đang được tiến hành khi EU chuẩn bị chính thức công nhận chủ quyền của Anh trên các vùng biển của Vương quốc Anh".
 
Diễn biết mới đàm phán thương mại hậu Brexit giữa EU và Anh
 
Một số nguồn tin cho hay, Brussels được cho là đã chấp nhận đề xuất của Vương quốc Anh về giai đoạn chuyển tiếp quyền đánh cá sau ngày 1/1, dù vậy vẫn chưa có thỏa thuận rõ ràng về việc điều này sẽ hoạt động ra sao và kéo dài bao lâu. Dù vậy, bước đột phá trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ giúp Anh có thời gian mở rộng đội tàu đánh bắt cá theo ngạch mới cũng như tạo điều kiện cho ngư dân EU thích nghi với tỷ lệ cá đánh bắt trong vùng biển Vương quốc Anh trong thời gian tới. Thỏa hiệp này được các quan chức cấp cao của chính phủ Anh tin rằng sẽ là "khúc dạo đầu cho những nhượng bộ từ EU với các yêu cầu thủy sản khác của Anh trong cuộc đàm phán tới đây tại London".
 
Diễn biết mới đàm phán thương mại hậu Brexit giữa EU và Anh
 
Trong khi đó, Pháp được cho là đã tăng cường sức ép lên ông Michel Barnier - Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU để giữ vững lập trường. Nguyên do là bởi Pháp là nơi mà ngư dân chịu nhiều thiệt hại nhất từ các thỏa thuận như trên. Bộ trưởng Bộ các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune khẳng định sẽ không có thỏa thuận thương mại nào giữa London và Brussels mà không tôn trọng lợi ích đánh cá của châu Âu. Ông Barnier thông tin ông sẽ đề nghị Vương quốc Anh tăng 18% hạn ngạch đách bắt, dù vậy một số nguồn tin cho rằng lời đề nghị này đã bị từ chối.
 
Trước đó vào ngày 28/11, EU và Anh đã tái khởi động cuộc đàm phán trực tiếp về thảo thuận thương mại hậu Brexit, là nỗ lực cuối cùng nhằm tìm kiếm sự đồng thuận giữa bối cảnh chỉ còn 5 tuần là kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu ngày 31/1 - thời điểm Anh chính thức rời EU. Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier nói rằng ông "rất vui mừng" khi quay lại thành phố này và sẽ tiếp tục làm việc với sự "kiên nhẫn và quyết tâm" trong vòng đàm phán này.
 
Hiện hai bên đang thảo luận việc đảm bảo đạt được một thỏa thuận trước giai đoạn chuyển tiếp của Anh và EU kết thúc vào ngày 31/12. Họ đang kêu dọi đối phương thỏa hiệp về 3 vấn đề chính là đánh bắt cá, quy định về việc chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp Anh và cách giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng việc đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit hay không sẽ phụ thuộc vào phía EU.
 
Theo một số chuyên gia, trong trường hợp xấu nhất khi hai bên không chịu nhượng bộ, quan hệ thương mại song phương hậu Brexit sẽ tiến hành dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới. Dù vậy, điều này có thể sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ngoài mong muốn, nhất là trong bối cảnh hai bên còn đang ứng phó với làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19 và tìm cách phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh.
 
 
 
Linh Chi (t/h)