Dịch COVID-19 khiến việc đạt mục tiêu nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước không đạt kế hoạch

17:00 | 04/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã thông báo những số liệu cụ thể liên quan đến cơ cấu lại DNNN 08 tháng đầu năm 2021. Đồng thời đưa ra những đánh giá về nguồn thu đạt được từ việc cổ phần hóa, thoái hóa vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, Cục Tài chính doanh nghiệp (TCDN) - Bộ Tài chính đánh giá chung rằng việc triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp là khó khả thi. Nguyên nhân đến từ nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý.

Tiếp đến, là sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 làm xáo trộn nhiều lĩnh vực trong đó có h thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực. Nhiều doanh nghiệp không thể hoàn thành công tác định giá trị lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.

Ảnh minh họa

Cụ thể, những tháng đầu năm 2021, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN mới đạt 366 tỷ đồng. Do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 như hiện nay, nên có thể sẽ không đạt yêu cầu thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN Trung ương nộp về ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm 2021 là 40.000 tỷ đồng. 

Nhiều thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM chiếm 60% số lượng DN thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch chiếm trong giai đoạn 2016 - 2020 - phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt trong thời gian dài. Nhiều doanh nghiệp trung ương nằm trong danh mục thoái vốn cũng nằm tại hai thành phố lại. Tựu chung lại, có nhiều vấn đề cản trở công tác thoái vốn, cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm đem nguồn thu ngân sách trong năm 2021. 

Do vậy, sang năm 2022 công tác này cần có thời gian để tiến hành theo quy trình. Từ bước xác định giá trị DN đến lúc triển khai bán cổ phần lần đầu, thu tiền về NSNN cần một thời gian nhất định nên nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn các DN trung ương trong năm 2022 (với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2021) đang phụ thuộc vào công tác thoái vốn tại các DN do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý.

Việc thoái vốn từ các doanh nghiệp dưới quyền của SCIC là yếu tố chính đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 

Dự kiến trong năm tới, 6 doanh nghiệp (DN) là FPT, Sabeco, Bảo Minh, Nhựa Tiền Phong, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam sẽ nằm trong kế hoạch thoái vốn được Cục tài chính doanh nghiệp (TCDN) xây dựng. Theo tính tóa, dự thu từ nguồn 6 doanh nghiệp trên sẽ từ 15 - 20.000 tỷ đồng, căn cứ vào giá cổ phiếu niêm yết. 

2 kịch bản được cơ quan này đưa ra gồm: 

Kịch bản 1, mục tiêu đạt tối thiểu 10.000 tỷ đồng: Cần thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 05 doanh nghiệp là (1) Tập đoàn FPT (giá trị dự kiến thu về là 4.188 tỷ đồng với giá trị 91.000 đồng/cổ phần), (2) Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (giá trị dự kiến thu về là 1.778 tỷ đồng với giá trị 38.400 đồng/cổ phần); (3) Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (giá trị dự kiến thu về là 2.303 tỷ đồng với giá trị 52.700 đồng/cổ phần), (4) Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giá trị dự kiến thu về là 1.269 tỷ đồng với giá trị 24.000 đồng/cổ phần), (5) Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (giá trị theo mệnh giá 160 tỷ đồng).

Kịch bản 2, để đạt được tối thiểu 30.000 - 40.000 tỷ đồng: Bên cạnh thực hiện với 5 đơn vị trên cần thực hiện thoái vốn nhà nước tại Sabeco với giá trị phần vốn nhà nước dự kiến thu về là 32.320 tỷ đồng (với giá trị 140.000 đồng/cổ phần).

Làm sao để đẩy nhanh tiến độ cố phần hóa vốn đang rất chậm? 

Trả lời VOV, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, lý do đại dịch chỉ là một phần khiến việc thoái vốn, cổ phần hóa diễn ra chậm trễ. Nhiều năm vừa qua, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn diễn với tốc độ không cao và chưa thực chất.

Vị chuyên gia tin rằng, để đẩy nhanh quá trình này cần phải buộc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động theo cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp thua lỗ phải phá sản. Nhà nước không thể tốn thêm nguồn lực để đổ vào những dự án kém hiệu quả. Sử dụng nguồn lực nhà nước hay bắt các doanh nghiệp khác cùng "gánh" yếu kém chỉ càng khiến nội tại của doanh nghiệp dó yếu thêm. 

Cải thiện quản lý của doanh nghiệp NN nhằm thu hút nhà đầu tư, chứ không chỉ hướng tới việc thoái vốn đơn thuần. Ảnh minh họa: Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN, một DN nhà nước vẫn còn giữ 100% vốn điều lệ 

Ngoài ra, hoàn cảnh thay đổi buộc DNNN phải thay đổi công tác quản trị theo hướng chuẩn mực toàn cầu để thích nghi. Một khi thông tin về DN được minh bạch và thị trường có thể đánh giá thì nhà đầu tư cũng dễ dàng bỏ vốn vào doanh nghiệp hơn bởi họ đã hiểu doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng vào việc loay hoay thoái vốn, cổ phần hóa mà không thay đổi bản chất từ 2 yếu tố trên thì nguy cơ bán rẻ rất lớn, bán đắt chắc chắn sẽ không tìm được người mua. 

Ông Cung nhấn mạnh: Các nhà đầu tư bao giờ cũng đặt mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng lợi nhuận phải dựa trên cơ sở sự phát triển của doanh nghiệp từ việc mang đến sản phẩm dịch vụ tốt cho người tiêu dùng. Nhà đầu tư sẽ mua cổ phần doanh nghiệp sẵn có trên thị trường và mở rộng thêm. Điều này có lợi cho họ khi không phải thành lập mới doanh nghiệp. 

Cục TCDN cũng hiến kế cho Chính phủ một số giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN nộp về ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 đạt kế hoạch là 248.000 tỷ đồng. 

Về công tác thoái vốn, Cục đề nghị giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chỉ đạo SCIC xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thoái vốn nhà nước tại các DN đã được bàn giao. Đồng thời tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ các cơ quan, đơn vị dựa trên Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và tập trung triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại 6 DN trong năm 2022 nhằm đáp ứng nhiệm vụ cân đối tiền thu từ bán vốn nhà nước nộp về NSNN. Các Bộ Công thương, Bộ Xây dựng cần bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa về SCIC.

Đối với địa phương, Cục TCDN đã trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố còn DN thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã được giao trong năm 2022 cần có xây dựng kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn, trong đó nêu rõ kế hoạch cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn vào ngân sách địa phương ứng với giai đoạn 2022 - 2025. Trong giai đoạn 2022 - 2024, tập trung triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã đề ra.

Việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn còn phụ thuộc vào thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả. Từ đó, Cục kiến việc việc thu ngân sách từ thoái vốn, cổ phần hóa cần căn cứ thực tế triển khai tại các DN theo nguyên tắc chỉ tính vào kế hoạch thu vào NSNN đối với các DN đã cơ bản hoàn thành đến giai đoạn phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Ngoài ra, để xúc tiến quá trình cổ phần hóa DNNN, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thông tin rằng: Dự thảo Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 sắp tới được Bộ Tài chính hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét và sớm ban hành. Đề án này khi được thông qua và ban hành sẽ có một thông điệp rõ ràng về trách nhiệm, phần chính thuộc về DN và cơ quan chủ sở hữu, từ đó, tạo ra áp lực và cả động lực cho họ. 

 

Kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn 2022-2025

Cục TCDN đưa ra đề xuất với Uỷ ban quản lý vốn và các cơ quan có thẩm quyền liên quan những việc cần thực hiện để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các DNNN nộp về NSNN đến năm 2025 trước tình hình chậm trễ của năm nay. 

  1. Ưu tiên sớm cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn 2022 - 2023 (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 9.255 tỷ đồng). 
  2. Trong năm 2023 - 2024, triển khai và hoàn thành công tác cổ phần hóa tại 2 doanh nghiệp là công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 30.759 tỷ đồng); Công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%,dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 7.068 tỷ đồng)

Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trong năm 2022 và đầu năm 2023 (tỷ lệ nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%, dự kiến số thu từ cổ phần hóa theo mệnh giá là 19.847 tỷ đồng).

Đề nghị Bộ Xây dựng đẩy nhanh cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) và Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) trong giai đoạn 2022 – 2024.