Nghệ An: Nhiều doanh nghiệp công bố lỗ trong quý III/2021

11:00 | 28/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 7 tới nay đã khiến cho việc sản xuất và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên dịa bàn tỉnh Nghệ An gặp nhiều thách thức.

Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông (HNX: PDC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với nhiều điểm đáng chú ý.

Tính trong 9 tháng đầu năm 2021, Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông lỗ lũy kế gần 9 tỷ đồng. Khoản lỗ này đã đẩy lỗ sau thuế chưa phân phối Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông lên đến hơn 40,3 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu thuần Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông tính riêng quý III/2021 đạt 1,45 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn, công ty lỗ gộp đến 2,6 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến công ty lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng, trong khi quý III/2020 lãi 206,2 triệu đồng.

Mường Thanh Phương Đông  một trong những khách sạn đầu tiên của Tập đoàn Mường Thanh tại Nghệ An

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 30/9/2021 đạt gần 285 tỷ đồng, giảm gần 4% so với số đầu kỳ. Vốn chủ sở hữu 132,6 tỷ đồng, giảm hơn 6,3%.

Dữ liệu giai đoạn 2017, 9 tháng đầu năm 2021 cho thấy, tình hình tài chính Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông ngày càng suy giảm. Có thể thấy, lỗ 9 tháng đầu năm 2021 của Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông đã vượt mức lỗ ròng của cả năm 2020.

Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Nghệ An với tên gọi Khách sạn Phượng Hoàng. Năm 2007, Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp quản với hoạt động chính là kinh doanh phân bón và dịch vụ khách sạn.

Ngành, nghề kinh doanh chính: Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế; Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng; Vận chuyển khách bằng đường bộ: theo hợp đồng, khách du lịch bằng ô tô; Đại lý, mua bán: phân bón, xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu; Mua bán, chế biến hàng nông sản; Kinh doanh vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ ngành du lịch.

Kinh doanh bất động sản (trừ môi giới, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản); Chế biến, mua bán thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; Kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi; Dịch vụ bán vé máy bay và các phương tiện vận chuyển công cộng.

Năm 2009, cổ phiếu Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau khi lên sàn không lâu, PVN chuyển nhượng hơn 60% cổ phần của Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).

Tháng 8/2011, PVS tiếp tục sang tay lô cổ phiếu trên cho hai pháp nhân thuộc Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) là Ocean Hospitality và Ocean Bank. Sau đó, , Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái toàn bộ vốn còn lại tại Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông cho Tập đoàn Đại Dương.

Nếu như trước đó, mảng kinh doanh phân bón chiếm phần lớn doanh thu Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông thì kể từ khi có sự hiện diện của nhóm Tập đoàn Đại Dương, doanh thu khách sạn lại trở thành mũi nhọn của công ty.

Khu phức hợp Chung cư – Khách sạn Cửa Đông tại 167 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh.

Đến giữa năm 2015, Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông một lần nữa "đổi chủ" khi các nhà đầu tư cá nhân thuộc "hệ sinh thái" ông Lê Thanh Thản - Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Mường Thanh, bao gồm bà Lê Thị Hoàng Yến (con gái ông Thản) và ông Đỗ Trung Kiên (con rể ông Thản) nắm giữ hơn 51% cổ phần Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông từ tay Tập đoàn Đại Dương.

Hiện, Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, ông Lê Thanh Thản giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị, ông Nguyễn Sỹ Đức - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị, bà Lê Thị Hoàng Yến (con gái ông Thản) là thành viên hội đồng quản trị, ông Thái Hồng Nhã làm người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc công ty này.

Ngoài khách sạn Mường Thanh Phương Đông, Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông còn là chủ đầu tư Khu phức hợp Chung cư – Khách sạn Cửa Đông tại 167 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh. Cuối năm 2015, Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông và Doanh nghiệp Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã ký Hợp đồng hợp tác đầu tư để thực hiện dự án này.

Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông cũng đang nắm giữ hơn 1,2 triệu cổ phần của công ty cổ phần Sài Gòn – Kim Liên, tương ứng với 16,45% của chủ đầu tư khách sạn cùng tên tại TP. Vinh và một khu resort ở Thị xã Cửa Lò.

Chốt phiên giao dịch 21/10, thị giá Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông đạt 6.000 đồng/CP, tương đương vốn hoá thị trường khoảng 90 tỷ đồng.

Đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng đã khiến cho việc sản xuất và kinh doanh xi măng của tập đoàn Vicem và các đơn vị thành viên gặp nhiều thách thức. Do đó, cả tập đoàn chỉ thực hiện khoảng 3% mục tiêu lãi trước thuế trong quý, tương đương khoảng 13 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), đại dịch COVID-19 lần thứ 4, từ 27/4 đến nay, đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh quý III của Vicem và các đơn vị thành viên.

Công ty Xi măng Vicem Hoàng Mai thuộc tập đoàn Vicem  khó khăn trong việc thuê phương tiện vận tải đi các địa bàn xa nhà máy ở Quảng Bình, Quảng Trị,… Từ giữa tháng 7, tỉnh Hà Tĩnh kiểm soát chặt phương tiện vận tải để phòng chống dịch. Từ 23/8, tỉnh Nghệ An tiếp tục thực hiện giãn cách tại hầu hết các huyện trong tỉnh.

Việc xuất khẩu xi măng của toàn Vicem cũng giảm do thị trường xuất khẩu chính là Philippines, Trung Quốc gặp khó khăn do đang là mùa mưa bão và tình trạng bùng phát dịch bệnh gần đây (Philippines), cước tàu biển tăng cao và rất khó thuê được tàu.

Vicem cho biết tiêu thụ xi măng trong nước của toàn xã hội trong quý III chỉ đạt gần 12 triệu tấn, giảm khoảng 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng Vicem đạt gần 4 triệu tấn giảm khoảng 21% so với cùng kỳ và bằng 71,5% so với kế hoạch.

So với cùng kỳ 2020, quý III chỉ có hai thương hiệu là Vicem Hải Phòng và Vicem Hoàng Thạch có sản lượng bằng và cao hơn cùng kỳ. Năm thương hiệu còn lại có sản lượng tiêu thụ thấp hơn cùng kỳ, đặc biệt Vicem Hà Tiên 1 và Vicem Hạ Long, nơi thị trường tiêu thụ nằm trong địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, thấp hơn nhiều so cùng kỳ 2020.

Khu nhà máy Vicem Hoàng Mai - Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An

Theo kế hoạch quý III/2021, Vicem dự kiến đạt doanh thu thuần 8.890 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 428,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Vicem chỉ đạt lợi nhuận trước thuế quý III toàn tập đoàn hơn 3% kế hoạch quý (khoảng 13 tỷ đồng), bằng 2,4% so cùng kỳ 2020. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ giảm 62% so với cùng kỳ, các công ty sản xuất xi măng lỗ 79,6 tỷ, giảm gần 391 tỷ đồng so cùng kỳ.