Facebook và Google đầu tư vào tuyến cáp biển xuyên Thái Bình Dương kết nối Đông Nam Á với Mỹ

16:19 | 30/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hai đại gia công nghệ của Mỹ là Facebook và Google đang đầu tư mạnh vào tuyến cáp Internet mới kết nối Đông Nam Á và bờ biển phía Tây Hoa Kỳ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng internet ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ngày 29/3, Facebook cho biết đã lên kế hoạch đầu tư vào hai tuyến cáp mới xuyên biển Thái Bình Dương để kết nối Singapore, Indonesia và Bắc Mỹ trong một dự án có sự kết hợp với Google và các công ty viễn thông trong khu vực nhằm tăng cường khả năng kết nối internet giữa các khu vực.
 
“Được đặt tên là Echo và Bifrost, đó sẽ là hai tuyến cáp đầu tiên đi qua một tuyến đường đa dạng mới băng qua Biển Java và tuyến cáp này sẽ tăng công suất tổng thể dưới biển ở xuyên Thái Bình Dương lên khoảng 70%,” Phó Chủ tịch Mạng lưới Đầu tư của Facebook, Kevin Salvadori, nói với Reuters.
 
Facebook, Google đầu tư vào tuyến cáp xuyên Thái Bình Dương
Facebook và Google đặt tham vọng cáp biển kết nối Đông Nam Á và Bắc Mỹ
 
Ông từ chối nêu rõ quy mô đầu tư của dự án này, nhưng cho biết đây là “một khoản đầu tư rất quan trọng đối với Facebook ở Đông Nam Á”.
 
Theo ông Kevin Salvadori các tuyến cáp này sẽ là tuyến cáp đầu tiên kết nối trực tiếp Bắc Mỹ với một số khu vực chính của Indonesia, đồng thời sẽ tăng cường kết nối internet cho các tỉnh miền Trung và miền Đông của quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này.
 
Ông Salvadori cho hay tuyến cáp “Echo” đang được Facebook hợp tác với Google và công ty viễn thông XL Axiata của Indonesia để xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2023.
 
Còn tuyến cáp Bifrost, đang được thực hiện với sự hợp tác của Telin, một công ty con của Telkom ở Indonesia và tập đoàn Keppel của Singapore và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.
 
Hai tuyến cáp này, sẽ cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý, theo các khoản đầu tư trước đây của Facebook để xây dựng kết nối ở Indonesia, một trong 5 thị trường hàng lớn của Facebook trên toàn cầu.
 
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Hiệp hội các nhà cung cấp Internet Indonesia, hiện nay có 73%  dân số của indonensia đã được kết nối internet, nhưng phần lớn truy cập web được thực hiện thông qua dữ liệu di động và chỉ dưới 10% được sử dụng kết nối băng thông rộng.
 
Năm ngoái Facebook nói sẽ triển khai 3.000 km (1,8641 dặm) chiều dài cáp quang qua 20 thành phố của Indonensia, để thực hiện một thỏa thuận trước đó là phát triển các điểm nóng công cộng Wi-Fi.
 
Ngoài các tuyến cáp ở Đông Nam Á, Facebook đang tiếp tục lên các kế hoạch cáp dưới biển rộng lớn hơn ở châu Á và toàn cầu, bao gồm cả với Mạng cáp nhẹ Thái Bình Dương (PLCN).
 
“Chúng tôi đang làm việc với các đối tác và cơ quan quản lý để đáp ứng tất cả các mối quan tâm của mọi người và chúng tôi mong muốn tuyến cáp đó trở thành một loại cáp xuyên Thái Bình Dương có giá trị và hiệu quả trong tương lai gần”, ông Kevin Salvadori nói.
 
PLCN dài 12.800 km, đang được Facebook và Alphabet tài trợ, đã vấp phải sự phản đối của chính phủ Hoa Kỳ về kế hoạch xây dựng đường ống dẫn ở Hồng Kông. Ban đầu PLCN được dự định để liên kết Hoa Kỳ, Đài Loan, Hồng Kông và Philippines.
 
Vào đầu tháng này, Facebook cho biết sẽ ngừng nỗ lực kết nối cáp giữa California và Hồng Kông do “những lo ngại liên tục từ chính phủ Hoa Kỳ về các liên kết trực tiếp giữa Mỹ và Hồng Kông”. 
 
H.A (Theo Reuters)