Ông Phan Đức Tú: Người đàn ông ngồi 'ghế nóng' Chủ tịch HĐQT BIDV từng bị bỏ trống suốt 2 năm
Ông Phan Đức Tú là ai?
Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú sinh năm 1964, ngày 22 tháng 12. Quê quán tại Xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai – Huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An. Ông sở hữu bằng Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.
Ông chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 2018. Cùng nằm trong Hội đồng quản trị còn có 10 Ủy viên và Ủy viên độc lập là ông Lê Ngọc Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Trần Thanh Vân, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng, ông Yoo Je Bong, ông Lê Kim Hòa, ông Trần Xuân Hoàng và ông Lê Việt Cường.
Vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đã bỏ trống gần 26 tháng kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ. Cùng thời điểm trở thành lãnh đạo cao nhất của BIDV, ông Phan Đức Tú cũng được cử làm người đại diện với 40% phần vốn Nhà nước tại BIDV bởi Ngân hàng Nhà nước và chuẩn y làm Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015 — 2020.
Chân dung Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú
Được biết, trước khi ngồi vào “ghế nóng” Chủ tịch, ông Phan Đức Tú đã có hơn 31 năm gắn bó và công tác tại ngân hàng BIDV, ở nhiều vị trí và có vai trò khác nhau từ năm 1987 cho tới nay. Cụ thể, ông giữ chức Giám đốc BIDV Quảng Ngãi từ từ tháng 01/1998, Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ BIDV từ tháng 3/2005, Phó Tổng Giám đốc BIDV từ tháng 6/2007, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIDV từ tháng 5/2012.
Bên cạnh đó, ông còn giữ một số chức vụ khác như Ủy viên HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư Phát triển Quốc tế, Ủy viên HĐQT Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDDC) và Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt.
Quyết tâm gia tăng lợi nhuận của Chủ tịch Phan Đức Tú
Chữ ký quyền lực đầu tiên ngay sau ngày nhậm chức được ông Tú đặt bút là nghị quyết đại hội cổ đông đầu tiên để thông qua phương án chào bán cổ phần cho ngân hàng KEB Hana Bank (Hàn Quốc). Nhờ vậy, Ngân hàng BIDV có thể gia tăng vốn điều lệ hơn 34.187 tỷ đồng lên hơn 40.220 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2018, kết quả kinh doanh của BIDV sau 9 tháng ông Tú lãnh đạo đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực như sau:
Tổng tài sản lên tới 1.268.413 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng trước đã tăng 12,67% và so với đầu năm đã tăng 5,5%, giúp BIDV khẳng định vị trí đứng đầu nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.
Cho vay khách hàng lên tới 968.752 tỷ đồng, so với đầu năm đã tăng 11,75%, cho thấy cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch tích cực.
Tiền gửi khách hàng lên tới 953.513 tỷ đồng, so với đầu năm đã tăng 10,9%, cho thấy đảm bảo chất lượng và cân đối vốn an toàn, hiệu quả.
Nợ xấu ở mức 17.040 tỷ đồng, gia tăng 1,76%, theo đúng kế hoạch đề ra năm 2018 là dưới 2%.
Lợi nhuận trước thuế ở mức 7.254 tỷ đồng, đạt 78% con số 9.300 tỷ đồng theo kế hoạch kinh doanh của toàn bộ năm 2018.
Tổng thu nhập hoạt động lên tới 32.865 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 18,3% với 25.616 tỷ đồng là thu nhập lãi thuần, 2.541 tỷ đồng là thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, 797 tỷ đồng là thu từ hoạt động kinh doanh đối ngoại, 682 tỷ đồng thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và 2.866 tỷ đồng từ các hoạt động khác. Các nguồn thu đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước ở mức thấp nhất là 11,31%, mức cao nhất là gấp đôi.
Ông Phan Đức Tú phát biểu về quyết tâm gia tăng lợi nhuận trong thời gian tới
Có thể thấy, chỉ sau 9 tháng lãnh đạo, Chủ tịch Phan Đức Tú đã để lại những dấu ấn đậm nét tại ngân hàng BIDV. Dù trải qua nhiều khó khăn, đi qua giai đoạn trích lập dự phòng rủi ro 2016 - 2020, ông luôn khẳng định quyết tâm “Lợi nhuận BIDV 5 năm tới sẽ tăng 24-38%/năm bắt đầu từ năm 2021”.
Tuy còn chịu tác động từ Covid-19 và yếu tố chu kỳ, kết quả tín dụng BIDV trong vòng hai tháng đầu năm 2021 chưa có nhiều tín hiệu khả quan nhưng ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 40%, tức là đạt 13.000 tỷ đồng, so với năm 2020. Các chỉ số tổng dư nợ tín dụng cũng sẽ tăng trưởng 10-12%, huy động vốn tăng trưởng dự kiến khoảng 12-15%.
Lãnh đạo của ngân hàng, ông Tú đặt mục tiêu này dựa trên cơ sở kinh tế phục hồi sẽ giúp thu nhập ròng từ lãi dự kiến tăng 19%, thu nhập ngoài lãi dự kiến tăng 14 - 16%; thu hồi nợ ngoại bảng đạt 8.000 tỷ đồng, tỷ lệ CASA dự kiến tăng từ 14% lên tối thiểu 16%.
Ông Phan Đức Tú và “đại án BIDV”
Trong thời điểm ngân hàng BIDV chao đảo vì đại án Chăn nuôi Bình Hà, ông Phan Đức Tú đang giữ vị trí Tổng giám đốc của đơn vị này. Đây là vụ án liên quan tới “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) và Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà).
Vụ việc gây thiệt hại lên tới gần 1.700 tỷ đồng đối với ngân hàng BIDV. Trong đó, ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch BIDV) trong thời gian đã đưa ra nhiều chỉ đạo sai phạm từ năm 2008 - 2016.
Mặc dù công ty Bình Hà và công ty Trung Dũng không đủ điều kiện cấp tín dụng, ông Hà vẫn đồng ý cho vay tiền. Hiện tại, số dư nợ là hơn 1.200 tỷ đồng với công ty Bình Hà, được cho là sân sau của ông Trần Bắc Hà, và 967 tỷ đồng với công ty Trung Dũng.
Trong thời gian xảy ra vụ việc, ông Phan Đức Tú giữ chức Tổng giám đốc
Trong vụ việc này, 18 cá nhân có liên quan, trong đó có ông Phan Đức Tú, ông Lê Ngọc Lâm và một số lãnh đạo đương nhiệm khác của BIDV, cũng đóng vai trò nhất định dẫn tới thiệt hại hơn 890 tỷ đồng, theo kết quả điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an.
Cụ thể, các cá nhân này có tham gia vào quá trình thẩm định, đề xuất, phê duyệt cho vay và giải ngân, liên quan đến hành vi phạm tội của ông Trần Bắc Hà.
Ở vị trí Tổng giám đốc, ông Phan Đức Tú thừa nhận với Cơ quan điều tra là người đã ký và phê duyệt “Thống nhất” trên Phiếu trình ngày 16/4/2015, của Ban KHDN, đã được Phó Tổng giám đốc Lê Ngọc Lâm phê duyệt, liên quan tới việc hỗ trợ phát hành văn bản chấp thuận cung cấp vốn tín dụng cho Dự án Hà Tĩnh chăn nuôi bò giống và bò thịt.
Ngày 19/6/2015, ông Phan Đức Tú cũng ký “Tán thành” trên Phiếu lấy ý kiến của Phân Ban Rủi ro tín dụng, đầu tư và của HĐQT về việc cấp vốn tài trợ đối với Công ty Bình Hà, cùng một số giấy tờ liên quan khác đối với L/C nhập khẩu bò.
Do trách nhiệm chính, cao nhất và xuyên suốt thuộc về Cựu Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà, 18 cá nhân liên quan khác, bao gồm ông Phan Đức Tú, cũng có đóng góp cho việc hạn chế thấp nhất rủi ro, không hưởng lại bất chính nên không miễn trách nhiệm hình sự, không xem xét xử lý mà chuyển Ngân hàng Nhà nước kiến nghị xem xét và quyết định xử lý phù hợp.
Xem thêm: Vụ BIDV thất thoát 1.600 tỷ: 3 bị cáo nộp đơn kháng cáo xin là ai?
Phương Thúy