Sau Cát Linh - Hà Đông, những dự án đường sắt nào tại Hà Nội sẽ được đi vào hoạt động?
Được biết, 10 tuyến đường sắt có tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, đi ngầm 75 km. Tuyến Cát Linh - Hà Đông hiện tại hoàn thành và đi vào khai thác vào ngày 6/11 vừa sau 10 năm xây dựng, một số tuyến đang tiếp được triển khai.
Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Hoà Lạc) được thành phố thông qua chủ trương tháng 4/2020. Tuyến dài 39 km với 21 nhà ga (6 ga ngầm và 15 ga nổi). Khởi đầu từ khu vực đường Văn Cao giao với Hoàng Hoa Thám, metro số 5 sẽ đi ngầm qua đường Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, vành đai 3 và đi nổi từ đại lộ Thăng Long.
Từ nút giao Hòa Lạc (vành đai 4) đến cuối tuyến thuộc thôn Thạch Bình (xã Yên Bình, huyện Thạch Thất), metro số 5 đi trên mặt đất vào dải phân cách giữa của cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội "Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc" có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Chiều dài toàn tuyến 38,43 km (6,5 km đi ngầm, 2 km đi cao và 29,93 km đi trên mặt đất) bao gồm 21 ga (trong đó có 6 ga ngầm).
Tổng mức đầu tư dựa vào ngân sách nhà nước khoảng 65.000 tỷ đồng. Dự án không phân kỳ đầu tư và dự kiến hoàn thành năm 2025.
Tiếp theo là tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, có thời gian thực hiện ban đầu là từ năm 2009 đến năm 2015. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh dự án nên dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến là năm 2027; thời điểm kết thúc công tác đào tạo vận hành bảo dưỡng là 5 năm (từ năm 2027 đến năm 2032).
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.555 tỷ đồng hiện có thể tăng lên tới 35.679 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến tháng 8/2021 đạt 974 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn đối ứng đạt 355 tỷ đồng; nguồn vốn ODA đạt 619 tỷ đồng.
Hiện dự án vẫn chậm triển khai do vướng mắc liên quan đến trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật xây dựng, Luật đầu tư công và Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9. Các nhà hoạch định dự kiến sẽ sắp xếp tuyến đường sắt này này từ khu vực Nam Thăng Long đến sân bay Nội Bài.
Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) đang trong giai đoạn tìm kiếm, tuyển chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật. Dự án được nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng vào cuối năm 2002 với tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng với 3 giai đoạn triển khai. Sau gần 20 năm, dự án đã nhiều lần điều chỉnh phân kỳ đầu tư và tổng mức đầu tư.
Lãnh đạo Hà Nội tiết lộ rằng thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ bàn giao tuyến đường sắt quốc gia hiện trạng từ Yên Viên đến Ngọc Hồi, gồm cả ga trung tâm Hà Nội cho thành phố. Đoạn tuyến trên chính là thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi. Qua đó thành phố sẽ đứng ra trực tiếp làm chủ đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị số 1.
Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km (gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm) đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm từng được khởi công vào hơn 10 năm trở về trước.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay, 8,5 km đoạn trên cao đã hoàn thành tiến độ khoảng 80%. Hà Nội dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2022. Trong khi đó, khoảng hơn 4 km đang được dự tính hoàn thành tại giai đoạn năm 2024 hoặc 2025.
Thành phố cho biết đang có dự định kết nối tuyến này với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Đồng thời, yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) tiếp tục các công việc chuẩn bị các tuyến Nam Thăng Long – Nội Bài; Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; tuyến Cổ Nhuế – Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá...
Hà Nội cũng nhấn mạnh, các dự án đường sắt đô thị triển khai sau này sẽ được rút kinh nghiệm từ những tuyến cũ như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội nên tiến độ chắc chắn sẽ được đẩy nhanh hơn.